Bệnh ho gà ở trẻ – [BÍ MẬT ĐÁNG SỢ] bạn có biết?

Trẻ em luôn là niềm tự hào và là niềm vui của gia đình. Tuy nhiên, bệnh ho gà có thể gây ra những lo lắng, phiền toái cho các bậc phụ huynh. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Phòng khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội để hiểu rõ hơn về bệnh ho gà ở trẻ, cũng như triệu chứng, cách điều trị và cách phòng ngừa nhé.

Bệnh ho gà ở trẻ là gì?

benh-ho-ga-o-tre

Bệnh ho gà (pertussis) là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Đây là một bệnh phổ biến ở trẻ em và có thể gây ra các triệu chứng ho kéo dài và mệt mỏi. Bệnh ho gà được xem là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt đối với những trẻ em dưới 1 tuổi và có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh ho gà ở trẻ em có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng với những triệu chứng nhẹ giống với cảm lạnh. Sau khoảng 1 – 2 tuần, triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ em sẽ bắt đầu nặng hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về triệu chứng bệnh trong phần tiếp theo của bài viết.

Xem thêm: Cách điều trị gan nhiễm mỡ – Phương pháp loại bỏ mỡ TẠI NHÀ

Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ?

Khi mắc bệnh ho gà, trẻ sẽ trải qua một loạt các triệu chứng đặc trưng. Dưới đây là một số triệu chứng chính mà trẻ có thể gặp phải khi mắc bệnh ho gà:

– Ho kéo dài: Triệu chứng đầu tiên thường gặp ở trẻ đó chính là ho kéo dài, trẻ sẽ có những cơn ho dữ dội kéo dài trong vài tuần và có thể đến vài tháng. Các cơn ho thường xuyên và kéo dài từ 20 giây tới 1 phút.

– Khó thở: Do toàn bộ không khí trong phổi bị hắt ra ở những con ho trước đó, nên trẻ thường khó thở sau mỗi cơn ho. Đây là một triệu chứng quan trọng cần đặc biệt chú ý đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

– Mặt đỏ, chuyển dần sang tím: Cơn ho kéo dài, khó lây hơn nên trẻ có thể ngưng thở, mặt đỏ, tệ hơn là mặt chuyển sang màu tím hoặc xanh trong vài giây.

– Tiếng kêu hoặc thở hổn hển: Đây là một triệu chứng đặc trưng của bệnh ho gà ở trẻ và giúp phân biệt nó với các bệnh ho khác. Trẻ thường phát ra tiếng kêu hoặc tiếng thở hổn hển sau – các cơn ho.

– Nôn mửa: Các cơn ho có thể kết hợp với nôn mửa.

– Các triệu chứng khác: Khi mới mắc bệnh ho gà, trẻ có dấu hiệu giống với cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho nhẹ, sốt nhẹ dưới 39 độ, tiêu chảy, chảy nước mũi. Trong giai đoạn kịch phát ho gà còn có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu cam, bầm tím quanh mi mắt dưới, xuất huyết kết mạc mắt…

Xem thêm: Cúm A/H9 là gì? – Bí ẩn [KHÔNG NÊN BỎ QUA] về cúm A/H9

Bệnh ho gà ở trẻ có thể điều trị tại nhà không?

benh-ho-ga-o-tre (1)

Trong một số trường hợp nhẹ, việc chăm sóc tại nhà cũng có thể giúp giảm triệu chứng và tăng cường sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng tại nhà:

– Tuyệt đối, không để trẻ tiếp xúc với thuốc lá hay khói bụi.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ nghỉ ngơi, yên tĩnh.

– Để trẻ bú mẹ bình thường (nếu trẻ đang trong gian đoạn bú mẹ).

– Trẻ cần được uống đủ nước để tránh mất nước do cơn ho dữ dội.

– Vệ sinh thân thể, đặc biệt là vệ sinh mũi miệng cho trẻ.

– Dùng khăn mềm sạch thấm nước muối ấm để vệ sinh miệng sau mỗi cơn ho.

– Để tránh lây bệnh, hãy cách ly trẻ với những trẻ khác.

– Có thể sử dụng các phương pháp giảm ho như hơi nước nóng, hơi ẩm, hoặc hít dầu thực vật…

– Có thể dùng máy tạo độ ẩm để làm mát không khí, giúp làm dịu phổi và giảm kích thích đường thở.

– Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày cho trẻ, cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.

Ngoài ra, Bệnh ho gà được điều trị chính bằng thuốc kháng sinh. Thuốc không chỉ rút ngắn thời gian nhiễm trùng mà còn giúp ngăn chặn bệnh lây lan sang người khác. Hãy cho trẻ nhập viện để được điều trị tích cực khi có các triệu chứng nặng như khó thở, ngưng thở, mất nước hay có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khác liên quan.

Biến chứng bệnh ho gà ở trẻ là gì?

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh ho gà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ em. Dưới đây là một số biến chứng tiềm ẩn của bệnh ho gà:

– Viêm phổi: Bệnh ho gà ở trẻ có thể gây ra viêm phổi nếu vi khuẩn lan sang phổi. Viêm phổi có thể gây khó thở, sốt cao và mệt mỏi nghiêm trọng.

– Co giật: Một số trẻ em gặp co giật do thiếu oxy sau mỗi cơn ho dữ dội và bệnh có thể làm tăng nguy cơ động kinh ở trẻ.

– Suy hô hấp: Trẻ em nhỏ có thể gặp suy hô hấp do khó thở và mất năng lượng sau cơn ho.

– Nguy cơ tử vong: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi có nguy cơ tử vong khi mắc ho gà.

Xem thêm: Sơ cứu trẻ bị hóc dị vật – [CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN]

Phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ như thế nào?

benh-ho-ga-o-tre (2)

– Tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng lịch là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ.

– Thường xuyên dọn dẹp không gian sống sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng.

– Sử dụng dung dịch khử khuẩn để vệ sinh đồ dùng cá nhân hằng ngày.

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng đúng cách, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh…

– Đặc biệt, cần đi khám và tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Lời kết

Bệnh ho gà là một bệnh lây nhiễm phổ biến ở trẻ em. Việc nhận biết triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ, điều trị kịp thời và phòng ngừa là rất quan trọng. Nếu có triệu chứng bất thường và có nhu cầu đặt lịch khám sớm, bạn có thể liên hệ đến Phòng khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội theo đường dây nóng 1900 1271 hoặc liên hệ theo thông tin sau:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Zalo OA: https://zalo.me/130326224448157269

Hotline: 19001271

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn