Mỏ vịt là một dụng cụ y tế giúp bác sĩ dễ dàng nhìn thấy phần bền trong các bộ phận rỗng của cơ thể. Mỏ vịt thường được dùng khi khám phụ khoa nhằm kiểm tra âm đạo và cổ tử cung của bệnh nhân.
Mỏ vịt là dụng cụ gì?
Mỏ vịt sử dụng trong khám phụ khoa là loại được sử dụng nhiều nhất. Trong khi khám, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở rộng thành âm đạo của bạn vừa đủ để bác sĩ có thể nhìn thấy ống âm đạo và cổ tử cung của bạn.
Sử dụng mỏ vịt khi khám sẽ giúp bác sĩ phát hiện sự bất thường, lấy mẫu chất lỏng để xét nghiệm hoặc thực hiện các ca phẫu thuật.
Mỏ vịt có cấu tạo như thế nào?
Dụng cụ này được gọi là mỏ vịt vì nó khá giống với mỏ vịt. Mỏ vịt trước đây thường được làm bằng kim loại, trước khi sử dụng, bác sĩ phải đảm bảo khử trùng sạch sẽ để không làm lây nhiễm bệnh phụ khoa. Hiện nay, mỏ vịt làm bằng nhựa PS mềm dẻo dùng 1 lần để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Trước khi khám bằng mỏ vịt, bác sĩ sẽ phải điều chỉnh kích thước phù hợp với âm đạo của bạn. Chúng ta không cần lo lắng về tình trạng giãn âm đạo khi sử dụng mỏ vịt, bởi nó chỉ là tạm thời. Âm đạo của bạn sẽ trở về kích thước bình thường sau khi khám.
Xem thêm: 5 mẹo chữa rong kinh tại nhà nhanh chóng và hiệu quả
Khám phụ khoa bằng mỏ vịt có đau không?
Khám phụ khoa bằng mỏ vịt thường không gây đau đớn. Nếu bạn cảm thấy đau, thì có thể bạn đang căng thẳng và lo lắng quá mức. Khi bạn căng thẳng các cơ sẽ co lại khiến bạn thấy bị đau. Lúc này bạn chỉ cần bình tĩnh và thư giãn, cảm giác đau sẽ nhanh chóng biến mất.
Nếu bạn cảm thấy đau, nguyên nhân không phải do căng thẳng, có thể bạn đang mắc một số chứng bệnh như:
– Rối loạn da (Lichen sclerosus)
– Teo âm đạo: Teo âm đạo xảy ra khi lượng estrogen giảm làm mỏng thành âm đạo khiến cho ống âm đạo ngắn lại và bị thắt chặt. Điều này có thể khiến âm đạo bị kích thích, khô và đau.
– Chứng co thắt âm đạo: Ở chứng co thắt âm đạo, các cơ xung quanh âm đạo sẽ bị căng lên khiến âm đạo co lại gây đau đớn khi sử dụng mỏ vịt.
Khi nào cần khám phụ khoa bằng mỏ vịt
Khám phụ khoa bằng mỏ vịt không được chỉ định cho tất cả chị em đến khám. Thường phương pháp này được chỉ định với những người đã có gia đình hoặc đã có QHTD. Ngoài ra trong trường hợp bệnh nhân đã có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ cần kiểm tra kỹ hơn để có hướng chẩn đoán và điều trị thì phương pháp này cũng sẽ được cân nhắc.
Xem thêm: 5 loại thực phẩm chữa kinh nguyệt không đều tại nhà
Bạn nên đi khám phụ khoa khi nào?
Theo các tổ chức Y tế khuyến cáo, chị em nên đi khám sức khoẻ sinh sản định kỳ 6 tháng/lần. Những mốc thời gian khám chị em cần lưu ý:
– Tiền hôn nhân: Kiểm tra sức khoẻ sinh sản trước khi kết hôn sẽ giúp bạn thấu hiểu rõ hơn về cơ thể của mình, nắm bắt được tình trạng bệnh nếu có, loại trừ các bệnh lý viêm nhiễm hoặc các nguy cơ ảnh hưởng tới cuộc sống sau hôn nhân và khả năng làm mẹ.
– Trước khi mang thai: Kiểm tra tình trạng sức khoẻ của mẹ, tránh lây các bệnh sang thai nhi. Đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ và tránh các biến chứng.
– Khi vùng kín có những dấu hiệu bất thường như ngứa, đau, rát, có nhiều khí hư bất thường, hay các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chậm kinh…
Địa chỉ khám phụ khoa tin cậy
Để có một cơ thể khoẻ mạnh, phòng ngừa tối đa các bệnh phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hôn nhân và khả năng làm mẹ, các bạn nữ nên khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần. Chị em nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, hiện đại để đảm bảo không bị lây nhiễm chéo.
Phòng khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội – Một trong những đơn vị hàng đầu về khám phụ khoa tại Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm…Hà Nội. Với hơn 8 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Phòng khám 5 Sao là lựa chọn uy tín cho bạn và gia đình.
———
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi
Fanpage: https://phongkham5saohanoi
Hotline: 19001271