Đau lưng dưới thường xuất hiện ở những người phải ngồi lâu, tư thế ngồi không đúng.. Bệnh rất hay gặp ở dân văn phòng gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể phát triển thành những bệnh nặng hơn. Vậy làm thế nào để phòng ngừa tình trạng đau lưng dưới do ngồi nhiều? Hãy cùng Phòng khám 5 Sao tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân nào gây đau lưng dưới?
- Ngồi nhiều, tư thế ngồi không đúng: So với tư thế đứng, việc ngồi sẽ làm nén cột sống nhiều hơn, làm thay đổ sự liên kết và ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan xung quanh cột sống. Bản thân việc ngồi không gây ra đau lưng, nhưng việc ngồi quá lâu và sai tư thế có thể đau lưng, cứng khớp, đau cổ vai, làm căng các dây chằng ở cột sống..
- Chiều cao bàn ghế không phù hợp: Ghế không có chỗ tựa lưng có thể gây nên tình trạng đau lưng dưới.
- Thoát vị đĩa đệm: Đau lưng có thể xảy ra khi đĩa đệm giữa các đốt sống bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh, chèn ép hoặc kích thích dây thần kinh toạ gây đau.
- Thoái hoá đĩa đệm: Là tình trạng đĩa đệm hoặc sụn bắt đầu suy yếu, co rút lại do tuổi tác hoặc một số nguyên nhân khác, gây đau.
- Viêm cột sống dính khớp: Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống và có thể gây đau lưng dưới, đau khớp…
Phòng ngừa và khắc phục đau lưng dưới do ngồi lâu như thế nào?
Lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa và giảm đau lưng. Một số biện pháp có thể giúp cải thiện tình trạng đau lưng dưới bao gồm:
- Tập thể dục thường xuyên: Tập các bài tập như thể dục nhịp điệu hoặc các bài tập tăng cường sức mạnh cốt lõi. Vận động thường xuyên có thể giúp phòng ngừa đau lưng.
- Duy trì cân nặng khoẻ mạnh: Các nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng của cân nặng tới đau lưng dưới. Những người có BMI từ 30 trở lên (thừa cân, béo phì) dễ mắc chứng đau lưng dưới hơn những người có thể trạng bình thường.
- Thuốc lá: Hút thuốc là làm tăng tổn thương các động mạch ở khớp cột sống và đĩa đệm, có thể gây đau lưng.
Tư thế ngồi đúng để phòng ngừa và giảm triệu chứng đau lưng dưới
- Bàn chân phải được đặt phẳng trên dàn: Nếu chân bạn không thể chạm tới sàn, thì nên điều chỉnh chiều cao ghế hoặc sử dụng ghế kê chân.
- Đường cong thắt lưng cần được hỗ trợ bằng vật hỗ trợ thắt lưng hoặc vật dụng thay thế phù hợp
- Giữ vai về phía sau và đầu ở vị trí trung tính
- Hông và đầu gối ở góc 90 độ
- Không bắt chéo chân khi ngồi, đặc biệt là trong thời gian dài sẽ gây mất cân bằng cơ.
Khi nào nên đi khám
Bạn nên đi khám để được hỗ trợ từ chuyên gia y tế nếu:
- Cơn đau lưng không thuyên giảm sau 2-3 tuần đã tự vận động và điều chỉnh lối sống.
- Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh khác: yếu chân, sốt, giảm cân đột ngột, đau lưng dữ dội…
Phòng ngừa luôn tốt hơn điều trị. Việc kết hợp các thói quen lành mạnh trong công việc và sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp bạn tránh được đau lưng dưới do ngồi nhiều.
Tham khảo: suckhoedoisong.vn/
—-
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi
Fanpage: https://phongkham5saohanoi
Hotline: 19001271
Tiktok: Phòng Khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội