Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc ung thư sớm rất phổ biến hiện nay. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung có thể phát hiện bệnh và nguy cơ mắc bệnh ngay từ khi cơ thể chị em chưa xuất hiện triệu chứng gì. Vậy nên tầm soát ung thư cổ tử cung từ khi nào và thực hiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Phòng khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội nhé.
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư khởi phát tại cổ tử cung – khe hẹp nối âm đạo và tử cung. Ống cổ tử cung được tạo thành bởi tế bào trụ, khu vực giao nhau của hai dạng tế bào này được gọi là khu chuyển đổi, chính là nơi các tế bào ung thư dễ phát triển nhất.
Có 2 dạng ung thư cổ tử cung đó là ung thư biểu mô tế bào vảy (80 – 90%) và ung thư tế bào tuyến (10 – 20%). Ung thư cổ tử cung có xu hướng xảy ra ở độ tuổi trung niên, nó thường được chẩn đoán ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 đến 44.
Xem thêm: Xét nghiệm nước tiểu ra bệnh gì- [GIẢI ĐÁP CHI TIẾT, ĐẦY ĐỦ]
Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung quan trọng như thế nào?
Ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. Một số loại HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung cũng như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và cổ họng. HPV lây truyền từ người này sang người khi hoạt động tình dục, người bệnh nhiễm phải chủng HPV có nguy cơ cao trong thời gian dài, nó có thể gây ra những thay đổi nghiêm trọng hơn trong các tế bào cổ tử cung và có khả năng dẫn đến ung thư.
Ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì cơ hội điều trị khỏi bệnh là rất cao. Thế nhưng, ngược lại nếu phát hiện muộn, các triệu chứng bệnh nghiêm trọng sẽ rất khó điều trị, ảnh hưởng đến đến thiên chức làm mẹ và tăng nguy cơ tử vong.
Những trường hợp có tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường, trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm sẽ có thể tiến triển thành ung thư. Do đó, bác sĩ khuyến cáo nên xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm những thay đổi bất thường, hạn chế nguy cơ phát triển bệnh và những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiện cần xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung
Nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản từ 21 tuổi trở lên cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ 6 tháng/lần. Thế nhưng, nếu cơ thể có những biểu hiện nghi ngờ dưới đây thì chị em cần thực hiện kiểm tra sớm hơn.
– Xuất huyết âm đạo bất thường: chảy máu âm đạo bất thường, chu kỳ kinh nguyệt quá lâu, …
– Khí hư âm đạo bất thường: khí hư có màu vàng, lẫn máu, xuất hiện dịch nhầy hoặc kèm theo mùi hôi.
– Ra máu âm đạo khi quan hệ.
– Kinh nguyệt không đều hoặc rong kinh.
– Sụt cân không có nguyên nhân.
– Đau, tức vùng bụng dưới.
– Đau khi đi tiểu.
Đây có thể là những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư cổ tử cung những cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý phụ khoa khác. Lời khuyên tốt nhất cho chị em là hãy đi xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất.
Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc 3 tháng đầu – [ĐỊA CHỈ XÉT NGHIỆM UY TÍN]
Các phương pháp xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung Pap Smear
Xét nghiệm Pap Smear hay còn có tên gọi khác là xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ sẽ thực hiện lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung để tìm tế bào bất thường về hình thái. Vì thế, xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung Pap Smear có thể phát hiện bệnh từ sớm, ngăn những khối u và lây lan sang những vùng lân cận.
Việc lấy mẫu xét nghiệm chỉ mất khoảng vài phút và người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn. Tuỳ vào cơ địa của từng người có thể bị chuột rút, hơi khó chịu hoặc chảy máu nhẹ ở vùng âm đạo. Trong trường hợp chảy máu kéo dài, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung Thinprep
Thinprep là phương pháp được cải tiến từ Pap Smear. Sau khi lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung, bác sĩ sẽ rửa tế bào bằng chất lỏng trong lọ Thinprep. Sau đó, mẫu xét nghiệm sẽ được phân tích bằng máy một cách tự động.
Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung HPV DNA
Là phương pháp sử dụng các loại máy móc hiện đại để tách chiết DNA tự động, tìm virus HPV. Tuy rằng nhiễm HPV không có nghĩa là ung thư cổ tử cung, nhưng việc phát hiện sự tồn tại của virus trong cơ thể phụ nữ sẽ giúp bác sĩ đánh giá được nguy cơ mắc bệnh.
Chiến lược xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung
– Phụ nữ dưới 21 tuổi: Không cần làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung nhưng bác sĩ khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin HPV.
– Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi: Thực hiện xét nghiệm HPV 3 năm/lần.
+ Nếu HPV dương tính với type 16 hoặc 18 cần thực hiện soi cổ tử cung và sinh thiết.
+ Nếu HPV dương tính với 1 trong 12 type có nguy cơ cao thì cần thực hiện thêm xét nghiệm PAP.
– Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi: Xét nghiệm PAP 3 năm/lần hoặc xét nghiệm PAP và HPV 5 năm/lần.
– Phụ nữ trên 65 tuổi: Không tiếp tục tầm soát nếu đã tuân thủ sàng lọc trước đó.
Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung
– Không nên dùng thuốc bôi trơn âm đạo, thụt rửa âm đạo trước khi thực hiện xét nghiệm.
– Không đi xét nghiệm khi đang trong ngày kinh nguyệt.
– Không xét nghiệm sau quan hệ tình dục khoảng 24 giờ.
– Cần thông báo với bác sĩ nếu đang điều trị bệnh phụ khoa.
Lời kết
Nội dung bài viết trên đây là 3 loại xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến nhất hiện nay. Nếu có nhu cầu thực hiện xét nghiệm, mời quý khách hàng liên hệ với Phòng khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội theo đường dây nóng 1900 1271 để được tư vấn chi tiết và hướng dẫn đặt lịch khám cho bạn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi
Fanpage: https://phongkham5saohanoi
Zalo OA: https://zalo.me/130326224448157269
Hotline: 19001271