Những điều phải biết về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một trong những nguyên nhân phổ biến làm phá huỷ chức năng gan. Theo thống kê của bộ Y tế, tỉ lệ người nhiễm bệnh viêm gan B tại Việt Nam chiếm 10-15% dân số. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 700.000 người tử vong do viêm gan B và các biến chứng của bệnh.

Tổng quan chung về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là loại bệnh gan thường gặp nhất trên thế giới. Nguyên nhân gây bệnh là do siêu vi khuẩn viêm gan B (HBV) tấn công và làm tổn thương gan. Có 2 dạng viêm gan B là Viêm gan B cấp tính và Viêm gan B mạn tính.

Các dạng bệnh của viêm gan B

– Bệnh viêm gan B cấp tính: Là giai đoạn ban đầu của quá trình nhiễm bệnh (trong vòng 6 tháng kể từ lúc bị nhiễm virus). Đa số người bị nhiễm virus viêm gan B cấp tính có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Số ít sẽ phát triển thành bệnh viêm gan B mạn tính.

Các triệu chứng của bệnh viêm gan B cấp tính bao gồm: chán ăn, đau khớp và cơ, sốt nhẹ, đau dạ dày… Nhưng phần lớn những người bị viêm gan B cấp tính đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Một số triệu chứng nguy hiểm và khó gặp như buồn nôn, nôn, vàng mắt, vàng da, sưng dạ dày…

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc viêm gan B cấp tính, sau 6 tháng bạn cần làm lại xét nghiệm để biết bản thân đã bình phục chưa hay chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ngay khi phát hiện bản thân mắc viêm gan B, bạn phải yêu cầu những người thân trong gia đình đi xét nghiệm bệnh. Nếu họ chưa bị nhiễm và chưa được tiêm vaccxin ngừa viêm gan B thì họ phải được tiêm bổ sung ngay.

Hiện nay, không có phương pháp điều trị cụ thể nào dành cho người bị viêm gan B cấp tính. Hầu hết những người lớn bị viêm gan B đều tự khỏi.

Nếu mắc phải viêm gan B cấp tính bạn cần tránh uống rượu, ngừng hút thuốc, ăn các thực phẩm lành mạnh, không sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo. Trao đổi với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng để đảm bảo nó không gây ảnh hưởng tới gan của bạn.

– Bệnh viêm gan B mạn tính: Là giai đoạn sau của bệnh viêm gan B. Tức là bạn vẫn dương tính với siêu vi khuẩn viêm gan B sau hơn 6 tháng bạn được chẩn đoán lần đầu. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch của bạn không thể loại bỏ siêu virus viêm gan B, chúng sẽ tồn tại trong máu và gan của bạn suốt phần đời còn lại. Đây là giai đoạn bệnh nguy hiểm. Theo thời gian chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể xuất hiện nhiều biến chứng: xơ gan, ung thư gan…Không phải ai mắc viêm gan B mạn tính cũng sẽ bị bệnh gan nghiêm trọng. Tuy nhiên, họ có nguy cơ cao hơn những người không nhiễm bệnh.

Hiện nay không có phương pháp chữa trị viêm gan B mạn tính, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng những loại thuốc hiệu quả. Việc chúng ta cần làm là khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên mỗi 6 tháng 1 lần (hoặc ít nhất 1 lần/năm). Hạn chế uống rượu, hút thuốc. Có chế độ ăn lành mạnh.

Viêm gan B mạn tính có 2 dạng:

  • Viêm gan B mạn tính thể không hoạt động: Là tình trạng virus viêm gan B ở thể ngủ không hoạt động. Nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới tình trạng sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh.
  • Viêm gan B mạn tính thể hoạt động: Virus viêm gan B không ngừng sinh sôi gây tổn hại đến gan: xơ gan, suy gan, ung thư gan…

benh-viem-gan-b-nhung-dieu-phai-biet

Tại sao chúng ta cần quan tâm đến bệnh viêm gan B?

Viêm gan B mạn tính có thể sẽ dẫn đến các bệnh về gan nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan. Ngoài ra, người nhiễm bệnh có thể lây siêu vi khuẩn sang người khác. Hầu hết mọi người đều không biết bản thân mình mắc bệnh nếu không thực hiện các xét nghiệm. Chính vì thế viêm gan B có thể tồn tại qua nhiều thế hệ trong 1 gia đình và cộng đồng.

Có nhiều quan điểm cho rằng, viêm gan B là một loại bệnh di truyền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đây là quan điểm sai lầm. Viêm gan B thường lây truyền giữa các thành viên trong gia đình do truyền từ mẹ dang con hoặc tiếp xúc với máu có chứa virus. Các gia đình có thể phá vỡ chu kỳ nhiễm viêm gan B bằng cách thực hiện các xét nghiệm, tiêm chủng và điều trị.

Bệnh viêm gan B lây nhiễm như thế nào?

Bệnh viêm gan B lây lan qua máu, tinh dịch hoặc các chất dịch cơ thể khác – ngay cả với số lượng cực nhỏ – từ người bị nhiễm virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể của người không bị nhiễm bệnh. Nguồn lây chủ yếu của bệnh viêm gan B đến từ:

– Lây từ mẹ sang con

– Quan hệ tình dục không an toàn

– Sử dụng chung kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng chân, móng tay… tiếp xúc với vết thương hở của người bị bệnh.

Viêm gan B KHÔNG lây qua hôn, hắt hơi, ho, ôm hay qua thức ăn, nước uống…

Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm gan B như thế nào?

Phòng ngừa bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccxin. Tất cả các thành viên trong gia đình sống chung với người bị bệnh cần được xét nghiệm và tiêm phòng. Ghi nhớ các đường lây nhiễm của bệnh để có cách phòng tránh tốt nhất.

Ngoài việc tiêm chủng, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh viêm gan B bằng một số biện pháp sau:

– Rửa kỹ tay bằng xà phòng sau khi có nguy cơ tiếp xúc với máu

– Sử dụng các biện pháp an toàn khi có quan hệ tình dục

– Che chắn tất cả các vết thương hở cẩn thận

– Không dùng chung các vật sắc nhọn như dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng…

Điều trị bệnh viêm gan B

– Điều trị dự phòng nhiễm viêm gan B sau phơi nhiễm:

Sau khi biết mình đã tiếp xúc với virus viêm gan B, bạn cần đến cơ sở y tế để được hướng dẫn. Các bác sĩ sẽ tìm hiểu thời gian và mức độ phơi nhiễm của bạn. Trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với virus, bạn cần tiêm globulin miễn dịch. Mũi tiêm này sẽ tiêm cùng với vaccxin viêm gan B nếu bạn chưa tiêm trước đó.

– Điều trị viêm gan B cấp tính

Nếu tình trạng viêm gan B của bạn là cấp tính thì bạn không cần điều trị. Thay vào đó bạn nên có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước và theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh của cơ thể.

– Điều trị viêm gan B mạn tính

Hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B mạn tính đều cần điều trị lâu dài, thậm chí là suốt đời. Quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: virus có gây viêm hay sẹo cho gan không? hệ miễn dịch của bạn có tốt không? Bạn có mắc các bệnh gì khác không?

Điều trị  bệnh viêm gan B mạn tính có thể sẽ bao gồm thuốc kháng virus, tiêm interferon, ghép gan..

——-

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Hotline: 19001271

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn