Men gan cao – Tìm hiểu những điều bạn cần biết

Men gan là cấu trúc protein đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng hoá học khác nhau diễn ra trong gan. Nó chịu trách nhiệm giải độc, tổng hợp protein, sản xuất enzyme tiêu hoá. Nồng độ men gan cao có thể là dấu hiệu cho thấy gan bị viêm hoặc bị tổn thương, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Men gan cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, điều hoà hồng cầu cũng như tổng hợp và lưu trữ glucose. Ngoài ra chúng còn kiểm soát mức độ hoá chất trong máu và giúp bài tiết chất thải. Một chức năng khác của men gan là sản xuất các chất giúp đông máu, phân huỷ thức ăn và chất độc đồng thời chống nhiễm trùng. Vì vậy men gan cao sẽ gây hại cho sức khoẻ.

1. Nguyên nhân gây men gan cao

Nguyên nhân gây men gan cao có thể là do gan bị viêm và tổn thương. Nguyên nhân phổ biến nhất được chẩn đoán là do bệnh gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích trữ chất béo trong gan. Gần 50% số người có nồng độ men gan cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Một số nguyên nhân có thể khiến men gan cao bao gồm:

– Rối loạn chuyển hoá: bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường

– Viêm gan A, B hoặc C

– Sử dụng nhiều rượu hoặc chất gây nghiện

– Xơ gan, Ung thư gan

– Ngộ độc máu

– Bệnh Wilson

– Viêm cơ hoặc viêm đa cơ.

men-gan-cao-tim-hieu-nhung-dieu-ban-can-biet

Căng thẳng có khiến men gan cao không?

Căng thẳng và lo lắng là hai nguyên nhân được cho là ảnh hưởng tới nồng độ men gan vì chúng làm giảm lưu lượng máu đến gan. Căng thẳng cũng khiến cho nồng độ cortisol tăng cao, từ đó dẫn tới tổn thương gan. Tế bào tiêu diệt tự nhiên (NKT) sẽ phát triển trong gan và tiêu diệt các tế bào gan khiến tình trạng gan trở nên xấu đi.

Mặc dù tình trạng căng thẳng sẽ không trực tiếp làm tăng men gan nhưng kiểm soát căng thẳng rất quan trọng đối với tổng thể sức khoẻ và sự khoẻ mạnh của gan.

Một số loại thuốc có thể khiến men gan tăng cao

Có khá nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng tới men gan, dưới đây là những loại thuốc phổ biến nhất:

– Thuốc giảm đau không kê đơn: Tylenol

– Thuốc kiểm soát cholesterol: Statin

– Thuốc kháng sinh: Penicillin, Cipro, Tetracycline

– Thuốc chống động kinh: Tegretol, Dilantin

– Thuốc chống viêm không Steroid

– Thuốc trị lao: Isoniazid, Pyrazinamide

– Thuốc kháng virus: Valtrex, Norvir

– Thuốc chống trầm cảm Prozac

2. Dấu hiệu nhận biết men gan cao

Hầu hết những người bị men gan cao đều không có hoặc có các triệu chứng không nổi bật:

– Đau bụng (Dạ dày)

– Nước tiểu sẫm màu

– Mệt mỏi

– Ngứa

– Vàng da

– Ăn không ngon, mất cảm giác thèm ăn

– Buồn nôn, nôn

Tổn thương gan và đa số các bệnh liên quan đều có thể gây ra các triệu chứng trên.

3. Xét nghiệm men gan cao

Xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá sức khoẻ gan và phát hiện nồng độ men gan cao trong máu. Các xét nghiệm này đo nồng độ enzyme AST và ALT, được giải phóng vào máu khi gan bị viêm hoặc bị tổn thương. Tỉ lệ AST và ALT khác nhau có thể chỉ ra các nguyên nhân cơ bản khác nhau. 

Thực hiện xét nghiệm chức năng gan (LFT) nhằm đánh giá sức khoẻ tổng thể và chức năng gan. Nó có thể chẩn đoán và theo dõi sự tiến triển của rối loạn gan và cũng có thể cho chúng ta biết bất kỳ vấn đề nào khác có thể ảnh hưởng đến gan. Các chất khác nhau có thể được đo trên cùng một mẫu máu bao gồm:

– Albumin: 1 loại protein được sản xuất ở gan

– Tổng lượng Protein

– ALP: một loại enzyme được tìm thấy trong gan, xương, và các mô

– ALT: enzyme được tìm thấy chủ yếu ở gan

– AS: một loại enzyme được tìm thấy trong gan, cơ và các cơ quan

– GGT: một loại enzyme được tìm thấy trong gan

– Bilirubin: 1 loại chất thải do gan sản xuất

– Globulin: Một loại protein trong máu

Để chuẩn bị cho việc xét nghiệm máu, bạn thường phải nhịn ăn trong vòng 10-12 giờ. 

Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ của gan thông qua các chỉ số trên:

– Khi gan bị tổn thương cấp tính hoặc mãn tính, nồng độ ALT và AST tăng không tương xứng với mức ALP

– Tắc nghẽn ống mật thường liên quan đến sự gia tăng ALP không cân xứng so với ALT và AST.

– Bilirubin tăng cao với mức ALT, AST và ALP bình thường sẽ biểu thị cho rối loạn quá trình chuyển hoá bilirubin. 

Men gan cao thường được phát hiện khi bạn khám sức khoẻ định kỳ mỗi 6 tháng/lần. 

4. Điều trị men gan cao

Hầu hết các bệnh nhân có men gan cao thường trở lại bình thường sau 2 đến 4 tuần theo kế hoạch điều trị. Việc điều trị men gan tăng cao tập trung vào việc kiểm soát nguyên nhân cơ bản khiến cho men gan tăng cao. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

– Giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý

– Hạn chế uống rượu

– Chế độ ăn uống lành mạnh

– Giảm thiểu căng thẳng

– Kiểm soát lượng đường trong máu

– Uống nhiều nước

– Sử dụng thuốc kháng virus

Nếu bạn gặp tình trạng men gan cao hoặc kết quả xét nghiệm chức năng gan có bất thường, hãy đến khám tại một cơ sở có chuyên môn cao về gan và phối hợp điều trị. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này, vì thế để việc điều trị được hiệu quả thì cần xác định rõ nguyên nhân. 

Lưu ý rằng bệnh gan nhiễm mỡ là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng men gan cao và gây ra những tổn thương nhất định cho gan. 

Men gan cao thường là dấu hiệu tạm thời và sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau khi người bệnh được điều trị theo kế hoạch của chuyên gia y tế. 

——

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Hotline: 19001271

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn