Mang thai lần đầu và những kinh nghiệm mẹ bầu cần biết (P2)

Đa số mẹ bầu đều chưa có kinh nghiệm khi mang thai lần đầu, vì thế có thể mẹ sẽ gặp khó khăn và chưa có sự quan tâm đúng mức đối với chế độ dinh dưỡng. Để có một thai kỳ suôn sẻ và chào đón bé khoẻ mạnh, hãy cùng Đa khoa 5 Sao tìm hiểu thêm các thông tin mà mẹ bầu mang thai lần đầu phải biết nhé.

Chế độ dinh dưỡng khi mẹ bầu mang thai lần đầu

kinh-nghiem-mang-thai-lan-dau-dinh-duong-cho-me-bau-i

4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu

Khi xuất hiện các dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai cũng là lúc nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bắt đầu cao hơn bình thường. Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi này sẽ cần đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu:

– Tinh bột (carbohydrate): Cung cấp năng lượng, duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tinh bột có nhiều trong bánh mì, ngũ cốc, mì, trái cây…

– Chất đạm (Protein): Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Các thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt gia cầm, cá, trứng, các loại hạt nhà họ đậu…

– Chất béo (Lipid): Dự trữ năng lượng cho cơ thể. Chất béo có nhiều trong thịt, sữa nguyên kem, các loại hạt, bơ…

– Các loại vitamin, chất xơ và chất khoáng.

Việc xây dựng thực đơn phù hợp là rất cần thiết đối với mẹ bầu đặc biệt là mẹ bầu mang thai lần đầu. Để tránh tình trạng thiếu năng lượng gây suy dinh dưỡng cho bé hoặc thừa năng lượng khiến mẹ bầu tăng cân quá mức.

Xem thêm: Mang thai lần đầu – Những kinh nghiệm thực tế mẹ bầu cần biết (P1)

Mẹ bầu cần bổ sung đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu

Bổ sung vitamin và khoáng chất là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé.

– Axit Folic: Ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi. Axit Folic có trong các loại rau lá xanh, quả màu vàng, đậu Hà Lan, măng tây…

– Omega-3: Đóng góp quan trọng vào sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Omega-3 có nhiều trong cá ngừ, cá hồi, trứng, sữa đậu nành, viên dầu cá…

– Canxi: Có tác dụng giúp xương chắc khoẻ và giúp hệ thống tuần hoàn, cơ bắp của mẹ và bé đều hoạt động tốt. Thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, bông cải xanh, ngũ cốc, nước ép trái cây…

– Kẽm: Bổ sung đầy đủ kẽm giúp giảm tối đa nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu. Ngoài ra, kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của thai nhi. Kẽm có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, thịt bò, khoai lang, củ cải…

– Vitamin A,B,C,D: Các loại vitamin giúp mẹ có thêm sức đề kháng, chống còi xương ở trẻ… Vitamin có nhiều trong sữa, gan, trứng, các loại rau xanh và các loại củ quả…

– Sắt: Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung 1000mg sắt mỗi ngày để tăng lượng máu đủ cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh. Mẹ bầu nên ăn nhiều các loại thực phẩm như trứng, rau muống, củ dền, các loại thịt đỏ…. và ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin C.

Những tác nhân độc hại mẹ bầu cần phải tránh

– Thuốc lá, khói thuốc lá: Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ bầu mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Hút thuốc lá trực tiếp hoặc thụ động đều làm tăng nguy cơ sẩy thai, chết lưu, hoặc sinh non, dị tật thai nhi…

– Rượu, bia, chất kích thích: Mẹ bầu uống rượu bia thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi, chậm phát triển trí tuệ. Một hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng rượu bia khi mang thai là hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai.

– Vật nuôi mang nguồn bệnh dễ lây nhiễm

– Các loại hoá chất, mỹ phẩm

– Không nên sử dụng các loại thực phẩm tái, sống..

Giảm thiểu khó chịu của cơ thể khi mang thai

mang-thai-lan-dau-va-nhung-dieu-nen-biet

Với những mẹ bầu đặc biệt là khi mang thai lần đầu, những khó chịu trong cơ thể sẽ khiến mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Có một số biện pháp đơn giản để giúp mẹ bầu giảm thiểu những cảm giác này.

Ốm nghén: Mang thai lần đầu mà gặp tình trạng ốm nghén thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường và vô cùng phổ biến. Mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn, nhạy cảm với mùi, hoặc đặc biệt thèm ăn một món gì đấy…Mẹ bầu thường bị ốm nghén trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ và giảm dần hoặc biến mất sau đó.

Trong giai đoạn này, mẹ không cần phải quá quan tâm đến việc tăng cân. Mẹ nhớ bổ sung nước và ăn đủ chất ngay khi có cảm giác thèm ăn. Một vài biện pháp đơn giản cho mẹ khi ốm nghén:

– Uống nhiều nước: nước lọc hoặc nước trái cây.

– Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày

– Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ

– Có thể bổ sung thêm dinh dưỡng thiếu hụt bằng thuốc bổ.

Mệt mỏi: Với những mẹ bầu mang thai lần đầu, sự thay đổi về cơ thể và nội tiết tố sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Sự mệt mỏi này sẽ trải dài gần như suốt quá trình thai kỳ. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, yoga..sẽ khiến bạn có cảm giác thoải mái và bớt mệt mỏi hơn.

Có khá nhiều mẹ bầu có sự thay đổi đáng kể ở bầu ngực. Ngực của mẹ lớn hơn rất nhiều, và vô cùng nhạy cảm. Vậy nên mẹ sẽ cảm thấy khá khó chịu đặc biệt là vào ban đêm. Để cải thiện cảm giác khó chịu, mẹ bầu nên mặc áo ngực chất liệu cotton mềm mại.

Táo bón: Khi mang thai, dưới tác dụng của hormone, cơ trơn đường tiêu hoá của mẹ sẽ bị giãn ra làm giảm hiệu quả đẩy chất thải ra khỏi đường tiêu hoá dẫn tới táo bón. Lúc này, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau xanh để làm giảm tình trạng này.

Đi tiểu thường xuyên: Tần suất đi tiểu của mẹ sẽ tăng lên nhiều hơn khi mang bầu, mẹ bầu mang thai lần đầu đừng lo lắng nhé. Đây là hiện tượng rất bình thường của thai kỳ đặc biệt là ở những tháng đầu tiên. Tuy nhiên mẹ không nên giảm lượng nước uống hàng ngày vì cơ thể mẹ vẫn cần cấp đủ lượng nước nhất định.

Giãn tĩnh mạch: Mang thai có thể gây ảnh hưởng tới lưu thông máu vì thế làm sưng tĩnh mạch ở chân. Các mẹ bầu có thể làm giảm triệu chứng này bằng cách:

– Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài. 

– Không nên bắt chéo chân khi ngồi

– Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhành, phù hợp với trạng thái thể chất của mỗi người. 

– Kê cao chân và bàn chân khi ngồi xuống

Rạn da: Theo sự phát triển của thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ bị rạn da, các vết này thường xuất hiện ở bụng, ngực, mông và đùi…Vết rạn da thường sẽ mờ dần sau khi sinh nhưng có thể sẽ không biến mất hoàn toàn. 

Để giảm tác động của rạn da, mẹ bầu nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ vitamin C và E cho cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần thoa kem dưỡng da để giúp làm mềm và giảm khô da. Kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. 

Sưng chân và bàn chân: 

Sưng bàn chân là hiện tượng sinh lý rất bình thường ở chị em phụ nữ khi mang thai, vậy nên mẹ bầu mang thai lần đầu không cần lo lắng nhé. Tuỳ theo cơ địa của từng người, mà bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ mẹ bầu đều có thể bị sưng phù chân. Hiện tượng này thường không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ mẹ bầu và sẽ mất đi sau khi sinh. 

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế mà mẹ bầu mang thai lần đầu nên biết để có sự chuẩn bị cũng như chăm sóc đúng đắn cho cơ thể khi mang thai. Thông tin mang tính chất tham khảo, và có thể sẽ không đúng với mọi trường hợp mẹ bầu. Để chắc chắn có một thai kỳ khoẻ mạnh cho mẹ và bé, các mẹ bầu nên khám sức khoẻ sinh sản tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sản. Chúc tất cả các mẹ bầu luôn khoẻ mạnh, và “mẹ tròn con vuông”.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Hotline: 19001271

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn