Đột quỵ thường xảy ra khi nào – [CÁCH PHÒNG TRÁNH]

Một trong những bệnh lý cấp tính nguy hiểm không thể không kể đến đó là bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não). Vậy bạn hiểu đột quỵ là gì? Đột quỵ thường xảy ra khi nào? Nguyên nhân do đâu dẫn đến bệnh lý đột quỵ và các phòng tránh như nào? Hãy cùng Phòng khám 5 Sao đi vào tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu đột quỵ là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu đột quỵ thường xảy ra khi nào, các bạn cần hiểu đúng khái niệm về bệnh lý đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn có tên gọi khác đó là tai biến mạch máu não. Khi nguồn máu cung cấp cho não đột ngột bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm thì sẽ dẫn đến đột quỵ. Lúc này bộ não bị thiếu oxy và không đủ chất dinh dưỡng để nuôi các tế bào và các tế bào bắt đầu chết trong vòng vài phút. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời thì nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.

2. Các loại đột quỵ thường gặp

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Hiện nay, có đến khoảng 85% các ca bệnh đột quỵ thuộc nhóm này. Tình trạng tắc nghẽn trong động mạch do thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ. Nhưng cũng có nhiều trường hợp dẫn đến tình trạng này mà chưa tìm ra nguyên nhân.

+ Đột quỵ do thuyên tắc: Động mạch bị tắc nghẽn do huyết khối từ nơi khác đến gây lấp mạch.

+ Đột quỵ do huyết khối: do huyết khối các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn dẫn đến một phần não bị thiếu máu nuôi và đột quỵ.

Đột quỵ do xuất huyết não

Đây là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Có khoảng 15% các trường hợp bệnh đột quỵ hiện nay là do xuất huyết não.

Xem thêm: Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi – [NGUYÊN NHÂN]

3. Đột quỵ thường xảy ra khi nào?

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, vậy đột quỵ thường xảy ra khi nào, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Nguyên nhân không thể thay đổi

+ Tuổi tác: Đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng những người có độ tuổi trên 55 tuổi trở lên có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ và nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi sau 10 năm.

+ Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.

+ Gia đình: Trong gia đình từng có người thân bị đột quỵ có nguy cơ cao hơn người bình thường.

Nguyên nhân bệnh lý

+ Người sử dụng nhiều chất kích thích như: bia rượu, ma túy, …

+ Người hút thuốc lá chủ động và hít phải khói thuốc thụ động.

+ Chế độ ăn uống không khoa học, nạp quá nhiều lượng Cholesterol.

+ Các bệnh lý tim mạch: suy tim, hở van tim, nhịp tim không đều, rung tâm nhĩ, …;

+ Người bị huyết áp cao thường có nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

+ Người thừa cân, béo phì, ít vận động tập thể dục.

+ Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Xem thêm: Các bệnh lý tiêu hóa thường gặp – [CÁCH PHÒNG TRÁNH]

4. Dấu hiệu của bệnh lý đột quỵ

Sau khi đã biết về bệnh lý đột quỵ thường xảy ra khi nào, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết khi người nhà, người thân mắc phải.

Dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần:

+ Khó hoặc không cử động được tay chân, tê liệt một bên cơ thể và đặc biệt là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc đó chính là dấu hiệu nhận biết của bệnh đột quỵ.

+ Hoa mắt, chóng mặt, người không giữ được thăng bằng và không phối hợp được các hoạt động cùng lúc.

+ Suy nhược cơ thể, không còn sức lực, tê mỏi mặt hoặc 1 nửa mặt, cười gượng không được tròn.

+ Phát âm, nói bị dính chữ, không rõ chữ, nói ngọng bất thường.

+ Cơn đau đầu ập đến bất ngờ và dữ dội, buồn nôn hoặc nôn.

Hãy thực hiện khám cận lâm sàng nếu thấy người bệnh có những biểu hiện trên.

+ Thực hiện đo điện tâm đồ.

+ Xét nghiệm: men gan, men tim, đường huyết, điện giải đồ máu, công thức máu, chức năng thận, đông máu toàn bộ, bilan Lipid máu, …

+ Chụp X-quang thẳng ngực, chụp điện toán cắt lớp sọ não (CT scan) không cản quang, Chụp CT scan mạch máu não với thuốc cản quang, Chụp cộng hưởng từ não (MRI), …

+ Siêu âm: động mạch cảnh, siêu âm tim, siêu âm Doppler xuyên sọ (TCD), …

5. Các biến chứng của bệnh đột quỵ

Nội dung tiếp theo của bài viết đột quỵ thường xảy ra khi nào, Phòng khám 5 Sao sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin đến biến chứng của việc xảy ra đột quỵ.

Rất nhiều trường hợp đột quỵ dẫn đến tử vong hoặc để lại biến chứng nặng nề với người bị đột quỵ. Khi bị đột quỵ, càng chậm trễ trong việc cấp cứu thì hệ thần kinh càng bị tổn hại nặng nề, gây nên hậu quả nghiêm trọng.

+ Bị liệt (1 tay, 1 tay hoặc hết tứ chi).

+ Ảnh hướng đến các vấn đề về tâm lý như rối loạn cảm xúc, trầm cảm, …

+ Khó khăn trong giao tiếp do mất ngôn ngữ hay nói ngọng.

+ Suy giảm khả năng vận động, khó cử động tay chân.

+ Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến sống thực vật hoặc tử vong.

Xem thêm: Bệnh lý phổ biến mùa hè ở trẻ – [TOP5] nhóm bệnh thường gặp

6. Cách sơ cứu khi bị tai biến mạch máu não

Một trong những phần quan trọng nhất của bài viết đột quỵ thường xảy ra khi nào đó chính là những công việc cần làm khi chờ đợi xe cấp cứu đến.

+ Nếu người bệnh tỉnh: đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu cao khoảng 30-45 độ, không cho ăn hoặc uống, để tránh gây khó thở hãy lấy bỏ các dị vật hoặc lau đờm dãi trong miệng.

+ Nếu người bệnh không tỉnh táo: cho bệnh nhân nằm nghiêng về bên không liệt, thực hiện kiểm tra nhịp thở và mạch.

+ Nếu bệnh nhân hôn mê: nhanh chóng tiến hành ép tim ngoài lồng ngực nếu không thấy mạch đập hoặc ngừng thở.

Tất cả các trường hợp trên hãy gọi điện khẩn đến cơ sở y tế để được hướng dẫn và vận chuyển về cơ sở y tế gần nhất xử trí cấp cứu.

7. Cách phòng tránh bệnh đột quỵ

Hãy thực hiện lối sống và thói quen ăn uống khoa học để ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

+ Thường xuyên vận động, tập thể dục (3-4 lần/tuần).

+ Có chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng, hải sản, trứng, ngũ cốc và các loại đậu,… hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ nhiều cholesterol và chất béo, chất kích thích.

+ Ngủ đủ giấc, không thức khuya và chú ý đến chất lượng giấc ngủ.

+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ, đặc biệt là lượng cholesterol và huyết áp, tim mạch, tiểu đường, …

8. Lời kết

Nội dung bài viết trên đây Phòng khám 5 Sao đã chia sẻ đến bạn tổng quan đột quỵ là gì, đột quỵ thường xảy ra khi nào, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não vô cùng chi tiết.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết sớm và phòng tránh bệnh nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Thần kinh, Phòng khám Đa khoa 5 Sao, quý khách vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Website: https://phongkham5sao.vn

Hotline: 19001271

1 những suy nghĩ trên “Đột quỵ thường xảy ra khi nào – [CÁCH PHÒNG TRÁNH]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn