Dấu hiệu bệnh đột quỵ và cách phòng tránh

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý cấp tính vô cùng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nắm rõ nguyên ngân, dấu hiệu bệnh đột quỵ sẽ giúp giảm thiểu được các rủi ro bệnh tật. 

Bệnh đột quỵ là gì?

Đột quỵ là tình trạng bệnh lý đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, nó xảy ra khi một phần não không có đủ lưu lượng máu. Nguyên nhân gây ra đột quỵ phổ biến nhất là do động mạnh bị tắc hoặc bị chảy máu trong não. Khi không được cung cấp đủ oxi, các tế bào não tại khu vực đó bắt đầu chết dần. 

dau-hieu-benh-dot-quy-va-cach-phong-tranh

Dấu hiệu bệnh đột quỵ [QUAN TRỌNG]

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ bao gồm:

– Mất thăng bằng đột ngột

– Mất thị lực đột ngột ở một hoặc cả 2 mắt. 

– Yêu cầu người bệnh mỉm cười, Xem xét tình trạng xệ xuống một hoặc cả 2 bên của khuôn mặt, đó là dấu hiệu của sự yếu cơ hoặc tê liệt.

– Những người bị đột quỵ thường sẽ bị yếu cơ ở một bên. Yêu cầu họ giơ tay lên,  cánh tay một bên sẽ bị trùng và thả xuống. 

– Mất khả năng nói đột ngột hoặc gặp khó khăn khi phát âm và lựa chọn từ ngữ

– Đau đầu: đột ngột dữ dội có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức.

– Khó đi lại: Mất khả năng phối hợp giữa các bộ phận. 

Một số các dấu hiệu bệnh đột quỵ thường gặp khác như:

– Chóng mặt

– Cứng cổ

– Cảm xúc bất ổn, thay đổi tính cách

– Nhầm lẫn hoặc kích động

– Bất tỉnh, hôn mê

Dấu hiệu bệnh đột quỵ – cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) được coi như một cơn đột quỵ tạm thời. Điều đó có nghĩa là tạm thời lượng máu đến một phần não của bạn bị thiếu. TIA sẽ tự dừng lại nhưng đột quỵ thực sự thì không. Khi bị TIA có nghĩa là bạn sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ ở tương lai gần: có thể sảy ra ngay sau TIA vài phút, vài giờ hoặc vài ngày.

Hãy cố gắng ghi nhớ thời gian mà các triệu chứng bắt đầu xuất hiện và yêu cầu trợ giúp ngay lập tức.

Những ai có nguy cơ bị đột quỵ cao?

Thật đáng tiếc khi bất kỳ ai đều có thể bị đột quỵ, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, đột quỵ thường xảy ra ở độ tuổi muộn (thường là trên 65 tuổi) và đôi khi không có dấu hiệu bệnh đột quỵ rõ ràng. 

Một số bệnh lý sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm: huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường type 2 và những người có tiền sử đau tim hay nhịp tim không đều…

Xem thêm: Bệnh tiểu đường – Những thông tin cơ bản

Các loại bệnh đột quỵ

Thông thường có 2 nguyên nhân chính gây đột quỵ: Thiếu máu cục bộ và xuất huyết. 

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Thiếu máu cục bộ là khi các tế bào không nhận đủ lưu lượng máu để cung cấp oxi cho chúng. Điều này thường xảy ra do có thứ gì đó chặn các mạch máu trong não. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đột quỵ (80% các ca đột quỵ).

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường xảy ra theo các cách sau:

– Hình thành cục máu đông trong não

– Một mảnh cục máu đông hình thành ở nơi khác trong cơ thể di chuyển qua các mạch máu và bị kẹt lại trong não.

– Tác nghẽn mạch máu nhỏ thường xảy ra khi bị người bệnh bị tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc tiểu đường type 2..

Đột quỵ có thể xảy ra do xơ vữa ở động mạch cảnh và động mạch trong sọ bị suy yếu và nứt vỡ. Các mảng xơ vữa nứt vỡ sẽ gây ra cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch khiến máu và oxi không được cung cấp đủ cho não khiến tế bào não chết đi và xuất hiện các triệu chứng bệnh đột quỵ và đột quỵ. 

Đột quỵ do xuất huyết 

Đột quỵ xuất huyết gây chảy máu trong hoặc xung quanh não của người bệnh. Điều này sẽ xảy ra theo cách sau:

– Chảy máu bên trong não: Mạch máu trong não bị rách hoặc vỡ ra gây áp lực lên các mô não xung quanh. 

– Chảy máu dưới nhện (Khoảng trống giữa não và lớp vỏ bên ngoài của nó). Tổn thương các mạch máu đi qua màng nhện có thể gây xuất huyết dưới nhện gây áp lực lên mô não bên dưới. 

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết có thể xảy ra vì nhiều lý do.

Các bệnh dẫn tới đột quỵ do thiếu máu cục bộ

– Xơ vữa động mạch

– Rối loạn đông máu

– Rung tâm nhĩ

– Dị tật tim

– Bệnh thiếu máu cục bộ vi mạch

Các bệnh có thể dẫn tới đột quỵ xuất huyết

– Huyết áp cao

– Chứng phình động mạch não

– Khối u não (bao gồm cả ung thư)

– Các bệnh làm suy yếu hoặc gây ra những thay đổi bất thường trong mạch máu não.

Các yếu tố liên quan

Một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ của bạn bao gồm:

– Yếu tố lối sống: Thừa cân, béo phì; Không hoạt động thể chất; Uống nhiều rượu; Sử dụng các chất cấm.

– Yếu tố y tế: Tiếp xúc với thuốc lá thụ động, Khó thở khi ngủ, Nhiễm covid 19….

– Yếu tố nhân khẩu học: tuổi tác (từ 55 tuổi trở lên); Giới tính (Nam giới thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn); Nội tiết tố (Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone..)

Xem thêm: Cách điều trị suy thận tại nhà – [An toàn, hiệu quả]

Phòng ngừa bệnh đột quỵ

Nắm rõ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng và dấu hiệu bệnh đột quỵ, duy trì lối sống lành mạnh là những bước khởi đầu tốt nhất để giảm nguy cơ bị đột quỵ.

Các khuyến nghị phòng ngừa bệnh đột quỵ bao gồm:

– Kiểm soát huyết áp: Đây là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để giảm nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn đã bị đột quỵ, việc hạ huyết áp sẽ giúp ngăn ngừa cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua TIA hoặc các cơn đột quỵ tiếp theo.

– Giảm lượng cholesterol và chất béo trong chế độ ăn uống: Điều này làm giảm sự tích tụ trong động mạch. 

– Không sử dụng thuốc lá

– Kiểm soát bệnh tiểu đường: Ăn kiêng hợp lý, tập thể dục đúng cách để giữ lượng đường ở mức ổn định

– Duy trì cân nặng khoẻ mạnh

– Chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ. 

– Vận động thể dục vừa sức thường xuyên

Các dấu hiệu bệnh đột quỵ thường xảy ra một cách bất thình lình, trước thời điểm diễn ra đột quỵ chỉ vài phút hoặc vài giờ. Ngay khi bạn phát hiện những dấu hiệu bệnh đột quỵ kể trên, hãy lập tức tới cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời. 

Khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên là cách tốt nhất để nắm rõ tình trạng sức khoẻ của bản thân và có những giải pháp tốt nhất cho sức khoẻ. 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Hotline: 19001271

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn