Chảy máu âm đạo có thể là triệu chứng của kinh nguyệt do tình trạng bệnh lý, thay đổi nội tiết tố hoặc mang thai.
Chảy máu âm đạo là gì?
Chảy máu âm đạo là tình trạng chảy máu từ vùng âm đạo của bạn. Nó bao gồm cả chảy máu liên quan kỳ kinh nguyệt và không liên quan kinh nguyệt như do chấn thương hoặc do bệnh lý.
Trong hầu hết các trường hợp, chảy máu âm đạo là tình trạng chảy máu không liên quan đến kinh nguyệt. Chảy máu xảy ra giữa kỳ kinh hoặc chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường là chảy máu âm đạo bất thường. Loại triệu chứng này có thể xảy ra ngẫu nhiên không thể dự báo trước và thường kèm theo các triệu chứng khác như đau, rát…
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này phổ biến như:
– Tình trạng sức khoẻ
– Sử dụng thuốc
– Mang thai
– Do hormon
– Thời kỳ mãn kinh
– Chấn thương
– Nhiễm trùng
Trong suốt cuộc đời người phụ nữ, bạn có thể sẽ gặp tình trạng chảy máu âm đạo 1 hoặc một vài lần. Tuy nhiên, triệu chứng này đa số không phải cảnh báo tình trạng bệnh lý nguy hiểm nào.
Đối tượng dễ bị chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo bất thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thường gặp nhất ở người bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt hoặc đang ở thời kỳ tiền mãn kinh. Khi đó, không phải lúc nào chu kỳ cũng diễn ra theo đúng lịch. Số ngày của chu kỳ có thể bị thay đổi, thậm chí biến mất.
Xem thêm: Tiền mãn kinh và những điều chị em nên biết
Nguyên nhân gây chảy máu âm đạo là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu âm đạo ngoài kinh nguyệt. Bạn cần thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân. Đa số các trường hợp xảy ra triệu chứng này là do bệnh lý, nội tiết tố và mang thai.
1. Bệnh lý:
Một số bệnh lý gây nên triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường bao gồm:
– Ung thư: Bao gồm ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.
– Rối loạn chảy máu: Các vấn đề về đông máu có thể do di truyền như bệnh máu khó đông, số lượng hồng cầu thấp (giảm tiểu cầu), thiếu hụt vitamin K hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc làm loãng máu..).
– Suy giáp: Tuyến giáp hoạt động kém có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
– U xơ tử cung: Sự tăng trưởng không phải ung thư phát triển từ mô cơ của tử cung. Kích thước, số lượng, tốc độ tăng trưởng và vị trí của chúng trong tử cung.
– Niêm mạc tử cung phát triển xuyên qua thành tử cung.
– Polyp tử cung (nội mạc tử cung): Sự phát triển quá mức của các tế bào trên niêm mạc tử cung. Polyp thường không phải là ung thư nhưng một số có thể phát triển thành polyp tiền ung thư.
– Viêm cổ tử cung (thể nặng): Viêm hoặc nhiễm trùng cổ tử cung nặng
– Tăng sản nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung trở nên quá dày, nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể dẫn tới ung thư tử cung.
2. Nội tiết tố
– Không rụng trứng: Sự gián đoạn hoặc suy buồng trứng của bạn có thể là do bản thân buồng trứng bị rối loạn hoặc do vấn đề về cách não truyền tín hiệu đến các tuyến kiểm soát sự rụng trứng.
– Thuốc tránh thai nội tiết tố: Một số người bị chảy máu đột ngột khi dùng thuốc tránh thai.
– Hội chứng buồng trứng đa nang: Một loại mất cân bằng nội tiết tố gây ra kinh nguyệt không đều, tăng cân, nổi mụn…
Xem thêm: Khám phụ khoa quận Cầu Giấy – Địa chỉ uy tín, giá rẻ
3. Mang thai
– Mang thai ngoài tử cung: Trứng được thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng.
– Nhau bong non: Nhau (túi chứa thai nhi) bong ra khỏi thành tử cung
– Nhau thai tiền đạo: Nhau thai nằm thấp trong tử cung và che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung
– Sinh non: chuyển dạ trước tuần 37 của thai kỳ
– Sảy thai: Mất thai trước tuần 20 của thai kỳ.
4. Các nguyên nhân khác
– Dụng cụ ngừa thai: Sử dụng các dụng cụ ngừa thai
– Liệu pháp thay thế hormone: Phương pháp điều trị các triệu chứng mãn kinh
– Nhiễm trùng: Sảy ra ở khoang chậu hoặc đường tiết niệu
– Chấn thương: Chấn thương hoặc dị vật trong âm đạo
– Sinh thiết cổ tử cung
Điều trị chảy máu âm đạo như thế nào?
Chẩn đoán bệnh
Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện khai thác tiền sử bệnh và thăm khám vùng chậu. Một số các xét nghiệm có thể được thực hiện như sau:
– Xét nghiệm Pap
– Phân tích nước tiểu
– Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
– Công thức máu
– Thử thai
– Siêu âm
– Chụp cộng hưởng từ
– Nội soi bàng quang
Xem thêm: Teo âm đạo thời kỳ mãn kinh
Điều trị chảy máu âm đạo
Điều trị chảy máu âm đạo phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu, độ tuổi và mong muốn mang thai của bạn. Nếu nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố, bạn cần thay đổi lối sống như ăn uống lành mạnh, giảm căng thẳng, và giảm cân.
Thuốc chữa chảy máu âm đạo:
– Thuốc nội tiết tố dạng viên, miếng dán hoặc vòng âm đạo
– Dụng cụ tử cung
– Thuốc làm giảm giải phóng gonadotropin
– Axit Tranexamic
– Thuốc chống viêm không steroid
– Kháng sinh
Phẫu thuật điều trị chảy máu âm đạo
– Cắt bỏ nội mạc tử cung
– Cắt bỏ u xơ
– Phẫu thuật cắt bỏ các khối u lành tính.
Có nhiều lý do khiến bạn bị chảy máu âm đạo. Trong hầu hết các trường hợp nó không đe doạ đến tính mạng và không phải nguyên nhân khiến bạn phải lo lắng quá mức. Tuy nhiên, bạn nên khám sản phụ khoa tại các cơ sở y tế uy tín khi có những bất thường về sức khoẻ sinh sản.
——-
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi
Fanpage: https://phongkham5saohanoi
Hotline: 19001271