Cảnh báo bùng phát dịch bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến gây ra viêm các mô lót mí mắt. Bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên và rất dễ lây từ người sang người. Hiện nay, số lượng ca bệnh đau mắt đỏ đang tăng nhanh chóng ẩn chứa nguy cơ bùng phát thành dịch.

1. Đau mắt đỏ là bệnh gì?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc. Kết mạc là một lớp màng trong suốt lót mí mắt và nhãn cầu. Kết mạc có tác dụng giữ cho mí mắt không dính chặt vào nhãn cầu và có thể trượt dễ dàng trên bề mặt nhãn cầu mà không gây tổn thương cho giác mạc. Khi các mạch máu nhỏ ở kết mạc bị sưng lên và bị kích thích chúng sẽ lộ rõ hơn. Đây là nguyên nhân khiến lòng trắng của mắt có màu đỏ hoặc hồng.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường là do bị nhiễm virus, đôi khi là nhiễm trùng  do vi khuẩn, phản ứng dị ứng hoặc ống dẫn nước mắt chưa mở hoàn toàn (ở trẻ sơ sinh).

Đau mắt đỏ gây khó chịu nhưng loại bệnh này hiếm khi gây ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Đặc biệt đau mắt đỏ là loại bệnh rất dễ lây lan, nên việc chẩn đoán và thực hiện sớm các biện pháp ngăn ngừa lây lan là vô cùng cần thiết.

benh-dau-mat-do

Xem thêm: 3 loại dấu hiệu bệnh trầm cảm phổ biến nhất

2. Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ

Các triệu chứng bệnh phổ biến nhất bao gồm:

– Đỏ ở một mắt hoặc cả hai mắt

– Ngứa ở một mắt hoặc cả hai mắt

– Cảm giác khó chịu ở mắt

– Chất dịch tiết ra ở mắt tạo thành lớp vảy trong buổi tối, có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc mở mắt vào buổi sáng.

– Nhạy cảm với ánh sáng

– Sưng mí mắt

– Tầm nhìn mờ

– Hay chảy nước mắt

3. Nguyên nhân và cách lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ.

Nguyên nhân gây viêm kết mạc (Bệnh đau mắt đỏ) chủ yếu là do:

– Virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Các loại virus như cảm lạnh, cảm cúm thông thường hoặc covid-19 …có thể gây đau mắt đỏ.

– Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây viêm kết mạc bao gồm: Staphylococcus aureus, Haemophilusenzae, Streptococcus pneumonia và Pseudomonas aeruginosa.

– Chất gây dị ứng: Nấm mốc, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng khác.

– Các chất kích ứng: dầu gội, mỹ phẩm, kính áp tròng, bụi bẩn, khói…

– Dị vật trong mắt

– Ống dẫn nước mắt bị chặn hoặc mở không hoàn toàn ở trẻ sơ sinh.

Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn

Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ là do adenovirus gây ra nhưng cũng có thể do các loại virus khác gây ra, bao gồm virus herpes simplex và virus varicella – zoster. 

Bệnh thường xảy ra khi bệnh nhân bị cảm lạnh hoặc có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp (đau họng). Đeo kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách có thể gây viêm kết mạc do vi khuẩn. 

Cả 2 loại này đều rất dễ lây lan. Cách thức lây lan là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất lỏng chảy ra từ mắt của người bị nhiễm bệnh. 

Đau mắt đỏ do dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng xảy ra do tiếp xúc với chất gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa…Để phản ứng với các chất gây dị ứng, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra một kháng thể gọi là immunoglobulin E giúp kích hoạt các tế bào đặc biệt trong màng nhầy của mắt và đường thở để giải phóng các chất gây viêm bao gồm cả histamine. Khi cơ thể giải phóng histamine sẽ tạo ra một số triệu chứng dị ứng bao gồm cả đau mắt đỏ. 

Triệu chứng của đau mắt đỏ do dị ứng thường là ngứa, chảy nước mắt, hắt hơi, chảy nước mũi… Hầu hết đau mắt đỏ do dị ứng sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt dị ứng. Đau mắt đỏ do dị ứng không lây nhiễm.

Bệnh đau mắt đỏ do kích ứng

Kích ứng do bị văng hoá chất hoặc vật thể lạ vào mắt cũng có thể gây nên bệnh đau mắt đỏ. Các triệu chứng sẽ bao gồm chảy nước mắt, tiết dịch nhầy. Bệnh đau mắt đỏ do kích ứng thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. 

Xem thêm: Viêm tai giữa kiêng ăn gì?

4. Ngăn ngừa lây lan bệnh đau mắt đỏ như thế nào?

So với bệnh cảm cúm thông thường thì đau mắt đỏ khó lây lan hơn. Thực hiện vệ sinh tốt, tránh tiếp xúc gần sẽ giảm thiểu khả năng lây nhiễm tối đa. Một số biện pháp cụ thể bao gồm: 

– Không chạm tay vào mắt bị bệnh (trong trường hợp mới chỉ bị nhiễm 1 bên mắt)

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước

– Rửa sạch chất dịch chảy ra từ mắt hai lần/ ngày bằng bông gòn. Vứt bỏ miếng bông gòn và rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau đó. 

– Rửa tay sau khi nhỏ thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ vào mắt của bạn hoặc của người khác. 

– Không dùng chung các vật dụng cá nhân như đồ trang điểm, kính áp tròng, khăn tắm hoặc cốc. 

Bệnh đau mắt đỏ thường không gây ra ảnh hưởng lớn tới thị lực của người bệnh. Tuy nhiên nó có thể tái phát nhiều lần và dễ dàng lây lan do người khác (khi bạn bị đau mắt đỏ do virus hoặc vi khuẩn). 

Bệnh đau mắt đỏ thường chỉ kéo dài từ 4-7 ngày hoặc kéo dài tới 14 ngày.

Xem thêm: Giảm giá 65% gói khám sức khoẻ định kỳ dành cho gia đình

—- 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Hotline: 19001271

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn