Viêm phổi là dạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường gặp nhất do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể ở thể nhẹ hoặc thể nặng ảnh hướng và đe doạ tới sức khoẻ người bệnh. Bệnh viêm phổi là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới.
1. Bệnh viêm phổi là gì?
Viêm phổi là loại bệnh nhiễm trùng làm viêm túi khí ở 1 hoặc cả 2 phổi. Các túi khí có thể chứa dịch hoặc mủ, xác tế bào chết gây tắc nghẽn túi khí làm giảm khả năng trao đổi oxi gây nên hiện tượng khó thở, sốt…Nguyên nhân gây viêm phổi có thể do virus, nấm, vi khuẩn.
Phổi được tạo thành từ các túi nhỏ gọi là phế nang, chứa đầy không khí khi thở. Khi người bệnh bị viêm phổi, các phế nang bị lấp đầy bởi mủ, chất lỏng… khiến việc thở trở nên đau đớn, lượng oxi đưa vào không đủ.
Viêm phổi có thể ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Bệnh thường trở nặng đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hoặc những người trên 65 tuổi, người có hệ miễn dịch yếu.
Theo thống kê của WHO, vào năm 2017 viêm phổi đã giết chết hơn 800.000 trẻ em, chiếm 15% tổng số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.
Vaccxin có thể ngăn ngừa bệnh viêm phổi.
2. Triệu chứng của bệnh viêm phổi
Tuỳ thuộc các yếu tố như độ tuổi, sức khoẻ tổng quát, nguyên nhân gây bệnh…mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phổi sẽ khác nhau. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
– Ho
– Hụt hơi
– Sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh
– Đau ngực khi thở hoặc ho
– Mệt mỏi
– Nhầm lẫn hoặc thay đổi nhận thức tinh thần ở người lớn từ 65 tuổi trở lên
– Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
– Nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường (ở người trên 65 tuổi và người có hệ miễn dịch yếu)
Những người thuộc nhóm nguy cơ cao cần phải đi khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên:
– Người lớn trên 65 tuổi
– Trẻ dưới 2 tuổi có dấu hiệu/ triệu chứng
– Những người có hệ miễn dịch yếu
– Người đang hoá trị hoặc dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
Đối với những người lớn tuổi, bị suy tim hoặc đang gặp các vấn đề phổi mãn tính, viêm phổi có thể nhanh chóng trở thành tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
3. Nguyên nhân gây viêm phổi
Nhiều loại vi khuẩn có thể gây viêm phổi. Phần lớn đến từ không khí mà chúng ta hít thở. Cơ thể thông thường sẽ có biện pháp ngăn chặn chúng xâm nhập vào phổi. Tuy nhiên đôi khi những vi khuẩn này có thể đánh bại hệ thống miễn dịch và làm phổi bị bệnh.
Bệnh viêm phổi sẽ được phân loại theo tác nhân gây bệnh và nơi mà bạn bị nhiễm trùng.
– Vi khuẩn: Là tác nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm phổi ở người lớn. Do vi khuẩn gây ra, tự phát triển hoặc sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm.
– Virus: Một số loại virus gây cảm lạnh và cảm cúm có thể gây viêm phổi. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh viêm phổi do virus gây ra thường nhẹ, số ít trường hợp trở nên nghiêm trọng ( ví dụ như Covid-19)
– Nấm: Loại viêm phổi này thường hiếm gặp và phổ biến nhất ở những người có vấn đề về sức khoẻ mạn tính hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Loại nấm gây ra bệnh viêm phổi có thể được tìm thấy trong đất hoặc phân chim.
– Mycoplasma Pneumoniae cũng có thể gây bệnh viêm phổi với triệu chứng nhẹ.
4. Nhóm người có nguy cơ cao mắc viêm phổi
– Tuổi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở xuống hoặc người lớn tuổi từ 65 trở lên có nguy cơ cao.
– Môi trường làm việc hoặc nghề nghiệp: Hầu hết bệnh viêm phổi lây nhiễm qua cộng đồng. Những nơi đông người như bệnh viện, viện dưỡng lão, quân đội, chợ…sẽ khiến nguy cơ nhiễm viêm phổi cao hơn.
– Thói quen sinh hoạt: Hút thuốc lá, sử dụng ma tuý hoặc rượu làm suy giảm hệ miễn dịch
– Mắc các bệnh lý: rối loạn não (đột quỵ, chấn thương đầu, Parkinson…); các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch; Bệnh hiểm nghèo; Bệnh lý khác về phổi…
5. Biến chứng của bệnh viêm phổi
Ngay cả khi đã được can thiệp y tế, một số người bị viêm phổi vẫn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:
– Vi khuẩn huyết: Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu từ phổi và lây nhiễm sang các cơ quan khác làm suy nội tạng.
– Khó thở: có thể phải nhập viện và sử dụng máy thở
– Tràn dịch màng phổi: Viêm phổi khiến chất lỏng tích tụ trong màng phổi.
– Áp xe phổi: Là tình trạng mủ hình thành trong khoang phổi.
6. Phòng ngừa bệnh viêm phổi
Vaccxin có thể giúp ngăn ngừa một số loại bệnh viêm phổi do vi khuẩn phế cầu hoặc virus cúm gây ra. Tuy không thể ngăn ngừa tất cả các trường hợp viêm phổi, nhưng những người đã được tiêm phòng vaccxin sẽ có xu hướng:
– Ít biến chứng nghiêm trọng hơn,
– Nhiễm trùng nhẹ hơn
– Viêm phổi không kéo dài
Ngoài ra có thể thực hiện một số biện pháp khác như: giữ cho hệ miễn dịch khoẻ mạnh bằng cách vận động thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống lành mạnh, thực hiện vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và không hút thuốc.
7. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi
Chẩn đoán bệnh viêm phổi
– Thông thường, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh tật của bạn.
– Nghe phổi bằng ống nghe để phát hiện những tín hiệu bất thường.
– Làm các xét nghiệm khi có nghi ngờ:
Xét nghiệm máu, Xquang ngực, Đo oxi trong máu, Xét nghiệm đờm.
– Bổ sung 1 số xét nghiệm đối với bệnh nhân từ 65 tuổi, đang nằm viện hoặc có triệu chứng nghiêm trọng về sức khoẻ: Chụp CT; nuôi cấy dịch màng phổi.
Điều trị bệnh viêm phổi
Điều trị viêm phổi bao gồm việc chữa nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng. Những người mắc viêm phổi trong cộng đồng thường có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc. Mặc dù hầu hết các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau vài ngày hoặc vài tuần nhưng cảm giác mệt mỏi sẽ kéo dài hàng tháng.
Các phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc các yếu tố tuổi tác, tình trạng bệnh, tình trạng sức khoẻ:
– Thuốc kháng sinh: Sử dụng để điều trị viêm phổi do vi khuẩn.
– Thuốc ho
– Thuốc giảm sốt/ giảm đau
—-
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi
Fanpage: https://phongkham5saohanoi
Hotline: 19001271