Bệnh viêm gan C – Cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh viêm gan C là một bệnh nhiễm virus gây sưng gan. VIêm gan C có thể dẫn tới tổn thương gan nghiêm trọng. Theo WHO ước tính, năm 2019 có khoảng 290.000 người chết vì nhiễm viêm gan C.

Giống như bệnh viêm gan B, viêm gan C có những triệu chứng tương tự, và có khả năng phát triển thành bệnh mạn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Viêm gan B thường lây lan qua máu và chất dịch cơ thể, trong khi viêm gan C thường chỉ lây lan qua đường máu. 

1. Tổng quan bệnh viêm gan C

benh-viem-gan-c-phong-ngua-va-dieu-tri

Viêm gan C là tình trạng viêm gan do virus viêm gan C gây ra. Loại virus này có thể gây ra cả viêm cấp tính và mạn tính ở những mức độ khác nhau, từ bệnh nhẹ đến bệnh nghiêm trọng bao gồm cả xơ gan và ung thư gan. 

Virus viêm gan C lây truyền qua đường máu và hầu hết các trường hợp nhiễm viêm gan C đều do tiếp xúc với máu do dùng chung kim tiêm, truyền máu, tình dục không an toàn. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu ca nhiễm mới viêm gan C. 

Thuốc kháng virus có thể chữa khỏi cho hơn 95% số người nhiễm virus viêm gan C. HIện nay chưa có vaccxin hiệu quả chống lại loại virus này. 

Việc phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tổn thương gan nghiêm trọng và cải thiện sức khoẻ lâu dài. 

Nhiễm virus viêm gan C cấp tính thường không có triệu chứng và hầu hết không đe doạ tính mạng. Theo thống kê của WHO, khoảng 30% số người nhiễm bệnh sẽ tự khỏi sau 6 tháng mà không cần điều trị. 70% còn lại sẽ chuyển thành bệnh mạn tính. Trong số những người bị nhiễm viêm gan C mạn tính, nguy cơ biến chứng thành bệnh xơ gan dao động từ 15% đến 30% trong vòng 20 năm. 

2. Lây truyền bệnh viêm gan C 

Viêm gan C là loại virus lây truyền qua đường máu. Phổ biến nhất thông qua:

– Tái sử dụng hoặc khử trùng không đầy đủ thiết bị y tế, đặc biệt là ống tiêm, kim tiêm trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp…

– Truyền máu và các sản phẩm máu chưa được sàng lọc

– Tiêm chích ma tuý thông qua dùng chung dụng cụ tiêm chích

– Viêm gan C có thể lây truyền từ mẹ sang con và qua các hành vi tình dục dẫn đến tiếp xúc với máu. 

Viêm gan C không lây qua sữa mẹ, thức ăn, nước uống hay tiếp xúc thông thường như ôm, hôn, dùng chung đồ ăn, đồ uống với người bị nhiễm bệnh. 

3. Triệu chứng của viêm gan C

Hầu hết mọi người không có triệu chứng trong những tuần đầu tiên sau khi nhiễm virus. Thời gian biểu hiện ra các triệu chứng có thể từ 2 tuần đến 6 tháng. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

– Sốt, mệt mỏi

– Mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon

– Buồn nôn, nôn

– Đau bụng, tiêu chảy

– Vàng da, mắt

– Đau khớp

– Nước tiểu đậm màu

Biến chứng của viêm gan C

Nhiễm viêm gan C kéo dài nhiều năm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. 

– Xơ gan: Suy giảm chức năng gan

– Ung thư gan

– Suy gan: Gan mất chức năng hoạt động

4. Chẩn đoán và điều trị viêm gan C

4.1 Chẩn đoán viêm gan C

Bệnh viêm gan C thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên rất ít người được chẩn đoán khi mới nhiễm bệnh cho đến khi nó gây ra tổn thương gan nghiêm trọng. 

Viêm gan C được chẩn đoán theo 2 bước:

– Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus bằng xét nghiệm huyết thanh

– Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính, cần tiến hành xét nghiệm RNA để xác nhận viêm gan mạn tính và phác đồ điều trị. 

Sau khi xác định một người bị viêm gan C mạn tính, cần tiến hành đánh giá mức độ tổn thương gan thông qua sinh thiết gan hoặc các xét nghiệm không xâm lấn. 

4.2 Điều trị bệnh viêm gan C

Mục tiêu điều trị là chữa khỏi bệnh và ngăn ngừa tổn thương gan lâu dài. 

Sử dụng thuốc kháng virus luôn cần thiết đối với người nhiễm viêm gan C mạn tính. Ngoài ra người nhiễm viêm gan C cần thực hiện lối sống lành mạnh, tránh uống rượu, duy trì cân nặng khoẻ mạnh. Nếu được điều trị hiệu quả, người bệnh có thể khỏi và sống cuộc sống hoàn toàn khoẻ mạnh. 

5. Phòng ngừa nhiễm virus viêm gan C

Không có vaccxin hiệu quả để ngăn ngừa bệnh viêm gan C. Cách duy nhất để phòng bệnh là tránh tiếp xúc với virus. Một số biện pháp cụ thể bao gồm:

– Không sử dụng chung kim tiêm, vật sắc nhọn.

– Lưu ý khi xăm mình, xỏ khuyên

– Thực hành tình dục an toàn. 

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và các chế phẩm từ máu

– Không dùng chung vật dụng chăm sóc cá nhân

– Duy trì lối sống lành mạnh. Hạn chế tiếp xúc các tác nhân gây hại cho gan như bia rượu, chất kích thích, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ…

—-

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Hotline: 19001271

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn