Bệnh thận mạn tính có chữa được không?

Bệnh thận mạn tính là tình trạng bệnh khiến cho thận của bạn không hoạt động bình thường và bắt đầu mất chức năng. Bệnh thận mạn tính xấu đi theo thời gian. Nguyên nhân gây bệnh thận mạn tính thường do huyết áp cao và tiểu đường.

Bệnh thận mạn tính là gì?

Thận đóng vai trò giống như một bộ lọc trong cơ thể giúp lọc chất thải, chất độc và nước dư thừa từ máu. Chúng cũng hỗ trợ các chức năng khác như sức khoẻ của xương và hồng cầu. Khi thận bắt đầu mất đi chức năng, chúng không thể lọc chất thải, khiến chất thải tích tụ trong máu. 

Bệnh thận mạn tính có nghĩa là chức năng thận sẽ giảm dần theo thời gian và không thể khôi phục. Không có cách chữa bệnh thận mạn tính nhưng có thể kiểm soát 1 phần và làm chậm các tổn thương thận. Khi bệnh thận đến giai đoạn cuối thì các phương pháp như lọc máu và ghép thận là lựa chọn cuối cùng. 

5 giai đoạn bệnh

Bệnh thận mạn tính được chia làm 5 giai đoạn bệnh dựa trên khả năng lọc chất thải từ máu còn tốt hay không. Xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ giúp bạn xác định giai đoạn bệnh. 

Giai đoạnGFR (mL/phút)Ý nghĩa
Giai đoạn 1>90Thận hoạt động tốt
Giai đoạn 2Từ 60 – 89Thận hoạt động tốt, có dấu hiệu tổn thương nhẹ. 
Giai đoạn 3Từ 45 – 59Chức năng thận ở mức trung bình 
Giai đoạn 4Từ 30 – 44Chức năng giảm nghiêm trọng.
Giai đoạn 5Từ 15 – 29Suy thận. Thận đã sắp hỏng hoặc ngừng hoạt động.

Triệu chứng bệnh

met-moi-suy-nhuoc-la-trieu-chung-cua-benh-than-man-tinh

Trong giai đoạn đầu của bệnh thận mạn tính, người bệnh thường không có triệu chứng đáng chú ý. Khi bệnh nặng hơn, thường ở giai đoạn 3, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

– Đi tiểu thường xuyên hơn

– Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mức năng lượng thấp

– Chán ăn, ăn không ngon

– Sưng bàn tay, bàn chân và mắt cá chân

– Hụt hơi

– Nước tiểu có bọt hoặc sủi bọt

– Da khô và ngứa

– Khó tập chung

– Chuột rút thường xuyên hơn

– Huyết áp cao

– Da tối màu

Xem thêm: U xơ cổ tử cung được bóc tách như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh thận mạn tính

Huyết áp cao và tiểu đường là 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh thận mạn tính. Các nguyên nhân gây bệnh khác bao gồm:

– Viêm cầu thận: Loại bệnh này liên quan đến tổn thương cầu thận, là đơn vị lọc bên trong thận. 

– Bệnh thận đa nang: Là một loại rối loạn di truyền khiến nhiều u nang chứa đầy chất lỏng phát triển trong thận, làm giảm khả năng hoạt động của thận. 

– Bệnh thận màng: Là chứng rối loạn trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mang lọc chất thải trong thận. 

– Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư

– Trào ngược bàng quang niệu quản: Nước tiểu chay ngược lên niệu quản đến thận

– Nhiễm trùng thận tái phát

Bệnh thận mạn tính có chữa được không?

Hiện nay không có cách chữa trị bệnh thận mãn tính, nhưng có thể can thiệp các bước để duy trì chức năng thận giúp chúng hoạt động lâu nhất có thể. Các biện pháp bao gồm: 

– Khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên, theo dõi chức năng thận. 

– Kiểm soát lượng đường trong máu (đối với người bệnh tiểu đường)

– Kiểm soát huyết áp

– Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho thận: hạn chế protein, hạn chế muối là kali…

– Không hút thuốc lá

– Tập thể dục thể thao thường xuyên 

– Giữ cân nặng phù hợp

benh-than-man-tinh-co-chua-duoc-khong

Xem thêm: Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Chạy thận 

Khi bạn bị thận giai đoạn cuối, bạn sẽ được chỉ định thay thận hoặc chạy thận định kỳ. Chạy thận chính là thực hiện lọc máu thông qua máy mọc để loại bỏ chất thải độc hại ra khỏi cơ thể khi thận của bạn không còn khả năng thực hiện chức năng này. 

Biện pháp thường được thực hiện là chạy thận nhân tạo: Máu sẽ được lưu thông qua một máy lọc loại bỏ chất thải, nước và muối dư thừa sau đó máu được đưa lại vào cơ thể. Thời gian chạy thận thường mất 3-4 giờ/lần và thực hiện 3 lần/tuần. 

Bệnh thận mạn tính có thể dẫn tới tử vong, tuy nhiên cũng có những người có thể sống được lâu mà không bị ảnh hưởng quá nhiều. Khi bệnh được phát hiện sớm và được can thiệp đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát để không bị nặng hơn. 

Vì thế khám sức khoẻ định kỳ là điều vô cùng cần thiết để đánh giá đúng tình trạng sức khoẻ và có phương án kịp thời. 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Hotline: 19001271

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn