Bệnh tay chân miệng là gì

Một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong giai đoạn chuyển mùa đó chính là bệnh tay chân miệng. Vậy bạn hiểu bệnh tay chân miệng là gì, dấu hiệu bệnh tay chân miệng ra sao, triệu chứng bệnh tay chân miệng như thế nào, đâu là cách phòng chống tay chân miệng hiệu quả nhất? Hãy cùng Nhân Hoà đi vào tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là gì: Đây là bệnh do virus đường ruột thuộc hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra, chúng có khả năng truyền nhiễm và phát triển nhanh thành dịch. Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, thời gian cao điểm của bệnh vào tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 và thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Xem thêm: Bệnh lý phổ biến mùa hè ở trẻ – [TOP5] nhóm bệnh thường gặp

Triệu chứng bệnh tay chân miệng là gì?

Để có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh tay chân miệng là gì, hãy cùng 5 Sao đi vào tìm hiểu đến triệu chứng hay có thể nói là dấu hiệu bệnh tay chân miệng nhé.

Để việc chữa trị cho bé trở nên nhẹ nhàng và phòng trừ được các biến chứng nguy hiểm xảy ra, cha mẹ cần chú ý quan sát những dấu hiệu của trẻ.

Xét về chẩn đoán lâm sàng, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng là gì được chia thành 4 giai đoạn đặc trưng như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh

Thường giai đoạn này sẽ không có biểu hiện gì đặc biệt, mọi hoạt động của trẻ vẫn được diễn ra bình thường. Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

Giai đoạn 2: Giai đoạn khởi phát của bệnh tay chân miệng

Giai đoạn 2 sẽ diễn ra trong vòng ít nhất là 1-2 ngày. Thường ở giai đoạn này dấu hiệu bệnh tay chân miệng cụ thể của trẻ bao gồm đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy,…

Giai đoạn 3: Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn nguy hiểm và có những triệu chứng rõ ràng nhất khi mắc bệnh. Điển hình là những dấu hiệu sau:

– Sốt: Trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C. Cha mẹ hãy để ý và đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy trẻ có biểu hiện sốt cao 39 – 40 độ C trong vòng 2 ngày trở lên.

– Viêm loét miếng: Đây là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất khi trẻ mắc bệnh Tay chân miệng. Loét miệng được phát hiện nhiều nhất tại hầu họng (gần lưỡi gà), niêm mạc vùng má, môi, lưỡi. Số lượng có thể từ 1 đến nhiều vết loét ở các vị trí khác nhau trong khoang miệng và thường có kích cỡ từ 2 – 3mm.

– Phát ban: Ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và mông thường sẽ xuất hiện những nốt dưới dạng phỏng nước. Vết ban thường tồn tại trên da dưới 7 ngày và có thể để lại thâm, không để sẹo và hiếm khi bị loét hoặc bội nhiễm.

Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ có lây không? – [NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ]

Điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?

Đây là 1 phần quan trọng của bài viết “Bệnh tay chân miệng là gì” mà Phòng khám 5 Sao muốn chia sẻ đến bạn, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên tắc điều trị

– Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cha mẹ nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

– Theo dõi thường xuyên nhằm phát hiện và điều trị sớm tránh để lại biến chứng.

– Nâng cao thể trạng cho bé bằng cách đảm bảo đầy đủ về mặt dinh dưỡng.

Điều trị cụ thể

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ

– Cần hạ sốt ngay khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên

– Sử dụng dung dịch điện giải oresol để bù nước cho trẻ

– Trẻ cần được nghỉ ngơi và tránh tiếp xúc với khói bụi, chất kích thích

– Bổ sung vitamin C, kẽm, thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ để nhanh hồi phục

– Cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất ngay khi xuất hiện những dấu hiệu: Sốt cao ≥ 39 độ C, hở nhanh, khó thở, mệt lả, giật mình, quấy khóc, khó ngủ, nôn nhiều, đi loạng choạng, da tái, nổi vân tím, tay chân lạnh, vã mồ hôi, co giật, hôn mê.

Trong đó, Khoa Nhi – Phòng khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội quy tụ những chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh lý ở trẻ em.

Với hệ thống trang thiết bị Y tế hiện đại. Đồng thời áp dụng tiêu chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo khi trẻ đến điều trị tại bệnh viện.

Xem thêm: Các bệnh lý tiêu hóa thường gặp – [CÁCH PHÒNG TRÁNH]

Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng là gì?

Để phòng tránh các bệnh đường hỗ hấp cũng như tay chân miệng ở trẻ, cha mẹ hãy thường xuyên rửa tay bằng xà bông trước khi cho trẻ ăn uống, chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh và thay tã cho trẻ.

– Ăn chín, uống sôi, hợp vệ sinh

– Các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch và nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng

– Đảm bảo nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày sạch sẽ

– Tuyệt đối, không nhai hoặc mớm thức ăn cho trẻ

– Không để trẻ ngậm tay, bốc ăn, ngậm đồ chơi

– Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị tay chân miệng

– Thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường như: dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn/ghế..

Lời kết

Với nội dung bài viết trên đây của Phòng khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về bệnh tay chân miệng là gì, cùng với đó là triệu chứng bệnh tay chân miệng cũng như biện pháp phòng bệnh tay chân miệng.

Để đặt lịch thăm khám và hỗ trợ tư vấn từ Phòng khám Đa khoa 5 Sao, quý khách hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 1900 1271 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Trân trọng.

Cần hỗ trợ tư vấn giải đáp về dịch vụ khám sức khoẻ thi bằng lái xe liên hệ thông tin sau:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Website: https://phongkham5sao.vn

Hotline: 19001271

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn