Bệnh rối loạn nội tiết – Phương pháp ngăn ngừa [HIỆU QUẢ]

Bệnh lý rối loạn nội tiết hầu hết là do rối loạn quá trình sản xuất hormone trong cơ thể. Có rất nhiều bệnh rối loạn nội tiết, vậy hệ nội tiết là gì, nguyên nhân các bệnh lý rối loạn nội tiết do đâu, các bệnh nội tiết thường gặp là gì … Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Phòng khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội nhé.

Tìm hiểu hệ nội tiết là gì?

benh-roi-loan-noi-tiet

Hệ nội tiết là một chuỗi các cơ quan và các tuyến có kết nối với nhiệm vụ sản xuất và bài tiết các hormone nội tiết. Hệ nội tiết có đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều hòa quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, sinh sản, phát triển cũng như đáp ứng của cơ thể với stress, tổn thương, tâm trạng.

Hệ nội tiết bao gồm: Vùng hạ đồi, tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp và tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến thượng thận, tuyến tuỵ, buồng trứng và tinh hoàn.

Xem thêm: Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp – [XEM NGAY]

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn nội tiết

Rối loạn chức năng bắt nguồn từ chính tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng, tinh hoàn… hay còn gọi là tuyến nội tiết ngoại biên.

Rối loạn thứ phát là do ức chế hoặc kích thích quá mức tuyến nội tiết ngoại biên, thường bắt nguồn từ tuyến yên và vùng hạ đồi.

Đồng thời, do đáp ứng bất thường của các cơ quan đích với các hormone nội tiết (thường gây suy giảm chức năng). Các rối loạn dẫn đến gây cường chức năng hoặc gây suy chức năng. Bệnh rối loạn nội tiết nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng.

Các bệnh rối loạn nội tiết thường gặp

Mỗi rối loạn nội tiết khác nhau sẽ có những triệu chứng đặc trưng tùy theo từng bệnh lý. Các bệnh rối loạn nội tiết thường gặp là:

Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)

benh-roi-loan-noi-tiet (1)

Khi hormone insulin của Tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin đến làm tăng lượng đường trong máu. Tiểu đường có các triệu chứng như sụt cân, khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, vết loét lâu lành, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đặc biệt lao phổi, mắt nhìn mờ, các biến chứng thần kinh như cảm giác tê rần 2 bàn chân, mất cảm giác, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn đi tiểu…

Suy giáp – bệnh rối loạn nội tiết

Bệnh suy giáp là một bệnh tự miễn dẫn gây ra sự hoạt động quá mức của tuyến giáp. Nó làm tăng sản xuất hormone giáp, gây ra các triệu chứng như nhịp tim nhanh, run tay, mắt sưng và thay đổi về ngoại hình.

Bệnh rối loạn nội tiết – Cường giáp

Trái ngược với suy giáp là tình trạng cường giáp. Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Tình trạng dư thừa này có thể do một số nguyên nhân, bao gồm cả viêm tuyến giáp hoặc bệnh Graves (bệnh bướu độc lan tỏa).

Các triệu chứng bệnh suy giáp bao gồm: Mệt mỏi, sợ lạnh, da khô, nhịp tim chậm, chuột rút, táo bón, tăng cân,…

Bệnh bướu giáp

Bệnh bướu giáp (còn gọi là bướu cổ/ bướu tuyến giáp) có thể được phân loại theo một số cách khác nhau, bao gồm cả cách bệnh phát triển và mức độ hormone tuyến giáp có bất thường hay không.

Phân loại bướu cổ dựa trên cách bướu phát triển: Bướu cổ lan tỏa, bướu cổ dạng nốt, bướu cổ đa nhân.

Bướu tuyến thận – Bệnh rối loạn nội tiết

benh-roi-loan-noi-tiet (2)

Mỗi quả thận có một tuyến thượng thận, là một phần của hệ nội tiết, sản xuất các hormone quan trọng cho cơ thể như aldosterone, cortisol từ vỏ não, adrenalin từ tủy. Hầu hết khối u ở tuyến thượng thận lành tính.

Nhưng ở vài trường hợp, khối u này tiết ra hormone mức độ cao có thể gây ra các biến chứng. Việc điều trị bướu tuyến thận có thể dùng thuốc hoặc phải phẫu thuật.

Hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing là một trong các bệnh rối loạn nội tiết thường gặp khi cơ thể dư thừa lượng hormone cortisol. Cortisol giúp cơ thể phản ứng với căng thẳng, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và duy trì huyết áp.

Người mắc hội chứng Cushing có thể gây ra các triệu chứng bao gồm: Tăng cân, chân tay teo nhỏ, mặt tròn bất thường, hình thành cục mỡ giữa vai (gù trâu), lông mọc nhiều, yếu cơ, tầm nhìn mờ, giảm khả năng sinh sản và ham muốn tình dục, mệt mỏi, các vết rạn màu tím trên da và da dễ bị bầm tím.

Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung – [TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ]

Phương pháp ngăn ngừa rối loạn nội tiết

Thay đổi thói quen ăn uống, lối sống lành mạnh có thể giúp tăng cường sức khỏe và giữ cân bằng các hormon trong cơ thể và phòng bệnh rối loạn nội tiết bao gồm:

– Kiểm soát cân nặng phù hợp

– Chế độ ăn uống cân bằng, khoa học

– Vận động, thể dục đều đặn

– Giảm stress, điều hoà cảm xúc

– Ngủ đủ giấc, đúng giờ

– Không hút thuốc lá

– Kiểm soát các bệnh lý mạn tính (nếu có).

Lời kết

Các bệnh rối loạn nội tiết có thể khó xác định do có nhiều triệu chứng âm thầm và biểu hiện giống với các bệnh lý khác. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ liên quan đến tình trạng rối loạn nội tiết thì cần đi khám sớm. Đặc biệt, nên duy trì việc khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phòng bệnh ghé thăm và đề phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn có thể liên hệ đến Phòng khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội theo đường dây nóng 1900 1271 hoặc liên hệ theo thông tin sau:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Zalo OA: https://zalo.me/130326224448157269

Hotline: 19001271

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn