Bà bầu không nên ăn rau gì trong thai kỳ?

Hệ miễn dịch của bà bầu trong thai kỳ thường suy yếu hơn so với bình thường. Vậy nên trong suốt thời gian mang thai, có một số loại rau bà bầu không nên ăn hoặc hạn chế ăn. Vậy bà bầu không nên ăn rau gì? Mời bạn cùng Phòng khám 5 Sao tìm hiểu nhé.

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sức khoẻ của bà bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng phù hợp để bổ sung vào thực đơn trong giai đoạn đặc biệt này. Vậy nên, bà bầu không nên ăn rau gì là câu hỏi được nhiều người lần đầu làm mẹ quan tâm. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Phòng khám 5 Sao giới thiệu đến các bạn các loại rau mà bà bầu không nên hoặc hạn chế ăn trong suốt thai kỳ.

Bà bầu không nên ăn rau gì?

1. Rau sống

Rau sống là câu trả lời số 1 cho câu hỏi bà bầu không nên ăn rau gì? Rau sống tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó cũng chứa nhiều loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm dẫn tới thiểu năng trí tuệ,mù loà ở trẻ hoặc nhiễm trùng não, dị tật bẩm sinh…

Ngoài ra, rau sống còn chứa nhiều axit oxalic gây giảm khả năng hấp thụ canxi, tăng nguy cơ loãng xương ở mẹ và chậm phát triển ở thai nhi. Trong rau sống cũng chứa nhiều ký sinh trùng, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và bé.

2. Salad trộn đóng gói sẵn

Salad trộn đóng gói sẵn có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, sảy thai, sinh non. Chúng cũng thường xuyên chứa các loại hoá chất, chất điều vị, chất bảo quản.Bà bầu nên ưu tiên lựa chọn rau củ tươi tại các điểm bán uy tín để sử dụng.

3. Chùm ngây

Đứng thứ 3 trong danh sách bà bầu không nên ăn rau gì? – Rau Chùm ngây có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ, nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong chùm ngây chứa alpha – sitosterol – một hợp chất ngừa thai hiệu quả. Đối với phụ nữ mang thai, alpha – sitosterol có thể gây co cơ tử cung dẫn tới sảy thai. Vậy nên, các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.

4. Rau củ muối

Rau củ muối chua cũng nằm trong danh sách các món ăn trả lời cho câu hỏi bà bầu không nên ăn rau gì? Rau củ muối là món ăn kèm được ưu thích bởi rất nhiều người. Tuy nhiên bà bầu không nên ăn rau củ muối vì nó chứa nhiều natri, ăn quá nhiều loại thực phẩm này sẽ dẫn tới tích nước gây phù nề, tăng cân, các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Ngoài ra, quá trình muối chua và bảo quản sản phẩm có thể không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây ngộ độc, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của bà bầu và thai nhi.

Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Bà bầu nên hạn chế ăn rau gì?

ba-bau-khong-nen-an-rau-gi

1. Mướp đắng

Mướp đắng không chỉ ảnh hưởng tới lượng đường trong máu mà nó còn chứa một số độc tính có thể gây ngộ độc cho bà bầu, làm xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, mờ mắt, dị ứng…Ngoài ra mướp đắng có thể gây co bóp tử cung, dẫn tới sảy thai, đẻ non.

2. Ngải cứu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu không nên ăn ngải cứu bởi thời điểm này ngải cứu sẽ khiến co bóp tử cung dẫn tới đẩy thai nhi ra ngoài.

Trong suốt quá trình thai kỳ, do trong ngải cứu có chứa methanol nếu bà bầu ăn ngải cứu quá thường xuyên sẽ dẫn tới sinh non.

3. Rau ngót

Rau ngót có tính mát và giàu vitamin nhưng trong rau ngót cũng chứa hàm lượng papaverin tương đối cao. Papaverin khiến bà bầu tụt huyết áp. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu ăn quá nhiều rau ngót bà bầu có nguy cơ sinh non. Ngoài ra, trong rau ngót còn chứa Glucocorticoid cản trở hấp thu canxi và photpho gây loãng xương ở mẹ và chậm phát triển ở trẻ.

4. Đu đủ xanh

Nhựa có trong đu đủ xanh có thể dẫn tới các cơn co thắt tử cung gây chuyển dạ sớm. Ngoài ra trong đu đủ xanh còn chưa papain làm suy yếu các màng quan trọng có tác dụng hỗ trợ thai nhi.

5. Măng tươi

Trong măng chứa glucozit, khi tiếp xúc với dạ dày, có khả năng biến đổi thành axit xyanhydric và tạo ra nguy cơ ngộ độc. Nếu muốn ăn măng, bà bầu cần nấu măng chín kỹ và không sử dụng nước luộc măng.

Tuy chưa có tài liệu nào đề cập đến những tác động xấu của măng tươi với bà bầu và thai nhi, nhưng các nhà dinh dưỡng khuyên rằng, bà bầu nên ăn tối đa 2 bữa măng/tuần với trọng lượng không quá 200g/bữa.

Đặc biệt với bà bầu đang trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên tránh ăn măng. Giai đoạn này cơ thể của bà bầu đang cần điều chỉnh để thích nghi với thể trạng mới nếu ăn măng tươi có thể dẫn tới đầy hơi, khó tiêu.

6. Rau răm

Rau răm được dùng phổ biến trong nhiều món ăn tại Việt Nam. Theo Đông y rau răm có vị cay nồng, tính ấm có tác dụng chữa các bệnh thông thường như cúm, đau bụng, đầy hơi…

Bà bầu có thể ăn rau răm nhưng nên ăn với tần suất thấp. Nếu ăn quá nhiều rau răm có thể gây kích thích tử cung gây tình trạng sảy thai. Đặc biệt những bà bầu có tiền sử sảy thai/sinh non, doạ sẩy..thì hạn chế tối đa hoặc không nên ăn rau răm.

7. Cà tím

Cà tím có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho quá trình mang thai. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cà tím có thể dẫn tới tình trạng chuyển dạ sớm, gây khó chịu về dạ dày, khó tiêu, tăng nguy cơ sinh non..nguyên nhân là trong cá tím có chứa phytohormone và toxoplasmosis.

8. Rau má

Không thể phủ nhận rau má có rất nhiều tác dụng tốt đối với bà bầu. Không chỉ giúp làm giảm lo âu, cải thiện hệ tuần hoàn, mà còn giúp chữa lành vết thương..rau má còn rất tốt cho sức khoẻ của tim mạch. Nhưng cũng giống như phần lớn các loại rau bà bầu không nên ăn hoặc nên hạn chế ăn, tiêu thụ rau má quá nhiều sẽ khiến bà bầu có  nguy cơ rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, ngộ độc gan.

Xem thêm: Mẹ bầu ăn cá lóc được không? – [giải đáp thắc mắc]

Hy vọng với nội dung trên đây, các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi bà bầu không nên ăn rau gì? Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo khi bạn cần thêm thông tin. Để được tư vấn kỹ hơn về sức khoẻ thai kỳ, các bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám 5 Sao theo thông tin dưới đây:

— –

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Hotline: 19001271

Tiktok: Phòng Khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn