8 lý do khiến bạn bị chậm kinh nguyệt

Căng thẳng, chế độ ăn kiêng hoặc tập thể dục quá sức, mang thai…là một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp tình trạng chậm kinh nguyệt.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là khoảng 28 ngày. Tuy nhiên một chu kỳ bình thường cũng có thể kéo dài 38 ngày. Nếu chu kỳ này của bạn dài hơn mức này hoặc dài hơn mức bình thường của bạn thì bạn đang bị chậm kinh nguyệt. Lý do cho vấn đề này thường khá đơn giản. 

1. Chậm kinh nguyệt do mang thai

Khi bạn không mang thai, vào mỗi tháng, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện hiện tượng bong niêm mạc tử cung gây ra kinh nguyệt. Nhưng khi bạn mang thai, niêm mạc tử cung – nơi trứng đã thu tinh bám vào và phát triển khiến nó dày lên và phát triển nhiều mạch máu hơn. Thay vì bong ra lớp lót đó khi có kinh, cơ thể bạn sẽ tiếp tục xây dựng lớp lót đó nhằm hỗ trợ và nuôi dưỡng thai nhi phát triển. 

nguyen-nhan-gay-cham-kinh-nguyet

2. Chậm kinh do ăn kiêng và hoạt động thể chất

Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng nó, cơ thể bạn có thể xảy ra hiện tượng chậm kinh nguyệt.

Khi kinh nguyệt chậm hoặc ngừng do giảm cân, ăn kiêng hoặc tập thể dục, có nghĩa là bạn đang bị vô kinh thứ phát. Điều này sảy ra nếu bạn đang:

– Ăn chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, hạn chế calo

– Rối loạn bữa ăn, chán ăn hoặc ăn quá nhiều

– Giảm nhiều cân trong thời gian ngắn

– Trải qua quá trình rèn luyện thể chất khắc nghiệt. 

Xem thêm: 5 loại thực phẩm chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

3. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

PCOS là sự mất cân bằng nội tiết tố gây cản trở khả năng rụng trứng của cơ thể. Các triệu chứng khác của PCOS sẽ bao gồm:

– Mụn 

– Tóc thưa và bị rụng

– Tăng cân mất kiểm soát và khó giảm cân

Các bác sĩ sẽ cần thăm khám xác định nguyên nhân chính xác sau đó đưa ra phương án để kiểm soát các triệu chứng này của bạn. 

4. Căng thẳng

Căng thẳng không chỉ làm giảm sức khoẻ tinh thần của bạn. Mà nó gây nên hiện tượng chậm kinh nguyệt thậm chí là mất kinh. Những căng thẳng nhỏ xuất hiện hàng ngày thông thường sẽ không ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Tuy nhiên, những yếu tố gây căng thẳng lớn sẽ cản trợ sự cân bằng hormone trong cơ thể khiến bạn bị chậm kinh. 

5. Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố

Thuốc tránh thai nội tiết có chứa progestin hoặc sự kết hợp giữa progestin và estrogen – 2 loại hormone có tác dụng ngăn ngừa mang thai. 

Một số biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố gây ra hiện tượng kinh nguyệt giả, được coi là chảy máu do thuốc. Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai nội tiết liên tục bạn có thể gặp tình trạng ít kinh hoặc chậm kinh. 

Xem thêm: Điều trị bệnh giang mai an toàn hiệu quả

6. Tình trạng tuyến giáp

Tuyến giáp của bạn là một tuyến hình con bướm ở dưới cổ và đó là một trong nhiều cơ chế nội tiết tố giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu nó hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc hoạt động kém (suy giáp) bạn có thể bị chậm kinh. 

Các vấn đề về tuyến giáp thường khá phổ biến, ảnh hưởng tới khoảng 10% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. 

7. Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là gai đoạn chuyển từ độ tuổi sinh sản sang tuổi mãn kinh, có thể kéo dài 1, 2 năm hoặc mất vài năm. Trong thời gian này chu kỳ của bạn có thể thay đổi. 

Độ tuổi mãn kinh trung bình là 51, vì vậy thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40 hoặc 50. Thông thường, thời kỳ tiền mãn kinh cũng đi kèm với các triệu chứng khác như: 

– Sốt

– Mất ngủ

– Tâm trạng thay đổi

– Chuột rút

– Đồ mồ hôi đêm

– Khô âm đạo

Kinh nguyệt không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh là điều bình thường nhưng nếu kinh nguyệt của bạn xuất hiện thường xuyên hơn hoặc tần suất nhiều hơn thì bạn nên đi khám để biết chính xác tình trạng sức khoẻ của mình. 

8. Độ tuổi

Khi bạn mới bắt đầu có kinh nguyệt, hiếm khi chu kỳ của bạn có thể ổn định ngay. Thông thường sẽ mất vài năm để trục HPO trưởng thành và điều hoà kinh nguyệt của bạn. 

Chậm kinh nguyệt có bình thường không?

Chậm kinh vài ngày thường không phải là vấn đề lớn đối với hầu hết chị em phụ nữ. Nhưng đôi khi nó là biểu thị của 1 tình trạng bệnh lý và nếu nó xảy ra thường xuyên thì bạn cần đến khám tại các cơ sở có chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

———–

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi

Fanpage: https://phongkham5saohanoi

Hotline: 19001271

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.1271 Messenger Đặt lịch Tư vấn