Bệnh trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ ai – kể cả trẻ em và người lớn. Căn bệnh này có thể gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh và thật may mắn khoảng 80% – 90% người bị trầm cảm được điều trị đúng cách đều đáp ứng tốt với việc điều trị. Nhận biết rõ các dấu hiệu bệnh trầm cảm sẽ giúp bản thân và những người xung quanh có cách đối phó tốt hơn với bệnh.
1. Trầm cảm là bệnh gì?
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã dai dẳng và mất hứng thú với mọi thứ và hoạt động mà bạn từng yêu thích trước đó. Nó cũng có thể gây khó khăn trong suy nghĩ, trí nhớ, rối loạn ăn uống hay giấc ngủ…
Trong cuộc sống có nhiều tình huống khiến chúng ta buồn bã, sự tiêu cực trong tâm trạng này khác với trầm cảm ở chỗ, trầm cảm tồn tại hàng ngày trong thời gian dài (ít nhất là 2 tuần) và liên quan đến nhiều triệu chứng khác ngoài nỗi buồn đơn thuần.
Nếu không được điều trị, trầm cảm thường trở nên nặng hơn và kéo dài hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bị trầm cảm có xu hướng làm tổn thương bản thân hoặc tự sát. Các biện pháp điều trị hiện này đa số đều có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng vì thế việc nắm rõ các dấu hiệu bệnh trầm cảm sớm là rất cần thiết.
2. Các dấu hiệu bệnh trầm cảm phổ biến
Các triệu chứng trầm cảm có thể thay đổi phức tạp tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi người. Các triệu chứng sẽ kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, đời sống xã hội và cuộc sống gia đình của bạn.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh đột quỵ và cách phòng tránh
2.1 Dấu hiệu bệnh trầm cảm – Triệu chứng tâm lý
Các dấu hiệu, triệu chứng tâm lý của trầm cảm bao gồm:
– Buồn bã liên tục, vô vọng hoặc lo lắng, cáu kỉnh.
– Những cơn giận giữ bộc phát bất ngờ, không thể kiểm soát thậm chí vì những vấn đề nhỏ nhặt.
– Mất hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết các hoạt động bình thường, kể cả những điều mà bạn từng hứng thú.
– Mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể hoặc cần nhiều nỗ lực để hoàn thành cả những việc nhỏ.
– Khó khăn khi đưa ra quyết định, không tập trung suy nghĩ được vấn đề. Khó ghi nhớ mọi thứ.
– Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, ám ảnh về những thất bại/ sai lầm trong quá khứ.
– Có ý nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc tự tử.
2.2 Dấu hiệu bệnh trầm cảm – Triệu chứng cơ thể
– Mất cảm giác thèm ăn hoặc thay đổi khẩu vị, giảm cân hoặc tăng cân không rõ lý do.
– Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ triền miên
– Mất ham muốn tình dục
– Di chuyển chậm chạp hơn bình thường
– Khả năng phát ngôn kém
– Các vấn đề về thể chất không giải thích được như đau lưng, đau bụng, đau đầu…
2.3 Dấu hiệu bệnh trầm cảm – Triệu chứng xã hội
Triệu chứng xã hội của bệnh trầm cảm bao gồm:
– Tránh tiếp xúc với bạn bè, đồng nghiệp, không tham gia các hoạt động xã hội.
– Gặp khó khăn trong việc kết nối giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè.
Xem thêm: 5 dấu hiệu bệnh gan bạn phải biết
3. Biến chứng của bệnh trầm cảm
Trầm cảm thường trở nên tồi tệ hơn khi bạn không được điều trị, dẫn tới cảm xúc và hành vi trở nên tiêu cực. Các biến chứng liên quan đến trầm cảm có thể bao gồm:
– Thừa cân, béo phì dễ dẫn tới bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường.
– Các bệnh về cơ thể: đau đầu kinh niên, đau bụng….
– Lo lắng, rối loạn cảm xúc hoặc ám ảnh xã hội
– Xung đột gia đình, khó khăn trong các mối quan hệ xung quanh
– Tự cách ly xã hội
– Tự gây tổn thương cho bản thân, tự sát.
– Các bệnh lý khác.
4. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm
Nguyên nhân chính xác gây ra trầm cảm vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có một số yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh như:
– Sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh trong não.
– Di truyền: Nếu bạn có người thân thế hệ thứ nhất (cha mẹ ruột hoặc anh chị em ruột) bị trầm cảm, bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 3 lần.
– Tình huống, trường hợp căng thẳng trong cuộc sống: Trải nghiệm khó khăn, áp lực, chấn thương về thể chất và tinh thần, thiếu sự quan tâm, chia sẻ…đều có thể gây ra trầm cảm.
– Bệnh lý: Các bệnh mãn tính nguy hiểm như tiểu đường, tim…có thể gây ra trầm cảm.
5. Bệnh trầm cảm điều trị như thế nào?
Trầm cảm là một trong những bệnh tâm lý có tỉ lệ điều trị khỏi cao nhất. Các cách điều trị trầm cảm bao gồm:
– Tâm lý trị liệu: Bác sĩ tâm lý sẽ trò chuyện với bệnh nhân, từ đó giúp bạn xác định và thay đổi những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi không lành mạnh.
– Thuốc: Thuốc chống trầm cảm có thể giúp thay đổi chất hoá học trong não gây ra trầm cảm. Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm và nó sẽ phù thuộc với các đối tượng khác nhau. Một số loại thuốc chống trầm cảm sẽ có tác dụng phụ và phải được cải thiện dần theo thời gian.
– Liệu pháp châm cứu, xoa bóp, thôi miên… đôi khi cũng được áp dụng để điều trị trầm cảm.
– Liệu pháp kích thích não: Thường dùng cho những người bị trầm cảm nặng hoặc trầm cảm kèm theo rối loạn tâm thần.
– Một số biện pháp tự cải thiện trầm cảm tại nhà: Tập thể dục thường xuyên; ngủ đủ giấc và ngủ chất lượng; chế độ ăn uống lành mạnh; Tránh các chất kích thích như rượu bia…
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 5 SAO HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 288 đường Hồ Tùng Mậu – Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Nhắn tin: m.me/phongkham5saohanoi
Fanpage: https://phongkham5saohanoi
Hotline: 19001271